Thứ Năm, 25/4/2024 - 18:20:18 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2021

THỨ BA, 05/01/2021 10:29:36 | TRONG NƯỚC
(BKTO)- Sáng 05/01, tại Hà Nội, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2021 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN).

 

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển (thứ 2, bên phải sang) dự Hội nghị


Tham dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng: Lê Minh Khái - Tổng Thanh tra Chính phủ, Nguyễn Đắc Vinh Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Trần Quốc Cường - Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương và các đồng chí là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, uỷ ban của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các Ban của Đảng: Nguyễn Duy Ngọc - Thứ trưởng Bộ Công an; Hoàng Quang Hàm - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Mai Thị Thu Vân - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Tạ Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Tài chính; Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế; Trần Quý Kiên - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Nguyễn Khánh Ngọc - Thứ trưởng Bộ Tư pháp; Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Hồ Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước; Nguyễn Minh Quang - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Bùi Văn Xuyền - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Lưu Sỹ Quý - Cục trưởng Cục Tài chính Bộ Quốc phòng; Đặng Thị Thủy - Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước Việt Nam; Vũ Thanh Mai - Chánh Văn phòng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Xuân Hiền - Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Bộ Công An; Kiều Cao Chung - Phó Vụ trưởng Ban Tổ chức Trung ương...
 

Các đại biểu tham dự Hội nghị


Về phía KTNN, tham dự Hội nghị có: Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc; các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước: Nguyễn Quang Thành, Vũ Văn Họa, Đặng Thế Vinh, Nguyễn Tuấn Anh, Doãn Anh Thơ; nguyên Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên và đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc KTNN.

Trình bày Báo cáo tổng kết công tác năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2021 tại Hội nghị, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Quang Thành nêu rõ, năm 2020, mặc dù tình hình quốc tế và trong nước có những biến động phức tạp do tác động của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn diện tới hoạt động kinh tế - xã hội và công tác kiểm toán, song với tinh thần khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, KTNN đã hoàn thành toàn diện Kế hoạch công tác năm 2020 với nhiều kết quả nổi bật.
 

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Quang Thành trình bày Báo cáo tại Hội nghị


Đối với công tác tổ chức hoạt động kiểm toán, tiếp tục phát huy những thắng lợi nhiệm vụ chính trị đã đạt được, trong năm 2020, Ban cán sự Đảng, Đảng ủy, lãnh đạo KTNN đã quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng kiểm toán trên cơ sở thực hiện các giải pháp đột phá về siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), nâng cao chất lượng đội ngũ, kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức, đổi mới phương pháp, cách thức kiểm toán, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động kiểm toán; chỉ đạo cấp ủy các cấp làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nhất là giáo dục về phẩm chất liêm chính, bản lĩnh, văn hóa ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) về nhiệm vụ kiểm toán phục vụ lãnh đạo, giám sát và PCTN... Theo đó, năm 2020, hoạt động kiểm toán của KTNN tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện trên cả ba mặt năng lực, hiệu lực và hiệu quả.
 

Quang cảnh Hội nghị


Bên cạnh việc giảm đầu mối kiểm toán, số cuộc kiểm toán, nhiều giải pháp mới, có tính đột phá đã được KTNN tổ chức triển khai đồng bộ, như: Đẩy mạnh việc kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu; tiếp tục xác định chi tiết danh mục cụ thể các đơn vị, đầu mối, dự án được kiểm toán; không đối chiếu việc thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN của các DN nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian khắc phục khó khăn, sớm ổn định sản xuất, kinh doanh sau thời gian cách ly, giãn cách xã hội do dịch Covid-19. Đây là điểm khác biệt, đổi mới so với các năm trước, góp phần hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp với các cơ quan thanh, kiểm tra; giảm thiểu sự phiền hà đối với các đối tượng được thanh tra, kiểm toán; cùng với Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh sau giai đoạn cách ly, giãn cách xã hội.
 
Tổng hợp kết quả kiến nghị xử lý tài chính đến 04/01/2021 là 60.035 tỷ đồng, trong đó tăng thu NSNN 4.965 tỷ đồng, giảm chi NSNN 13.836 tỷ đồng, kiến nghị xử lý khác là 41.234 tỷ đồng. Ngoài ra, KTNN đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 119 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, chính sách tránh thất thoát, lãng phí; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với nhiều tập thể và cá nhân. 

Qua kiểm toán, cùng với các kiến nghị xử lý tài chính, KTNN cũng đã phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán. Trong đó, có nhiều kiến nghị quan trọng nhằm chấn chỉnh những hạn chế, bất cập, như: Cơ chế quản lý và sử dụng nguồn tích lũy tài chính công đoàn, thực hiện hợp đồng BT, BOT; công tác quản lý thuế, đất đai, tài nguyên khoáng sản; cơ chế quản lý, hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, tổ chức tín dụng...

Báo cáo cũng nêu bật những kết quả đạt được trong công tác: chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm toán; công khai, cung cấp thông tin, kết quả kiểm toán; kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
 
Tổng hợp đến ngày 31/12/2020, các đơn vị được kiểm toán và các đơn vị có liên quan đã thực hiện 59.332 tỷ đồng/80.791 tỷ đồng tổng số kiến nghị xử lý tài chính đủ bằng chứng kiểm toán (đạt 73,4%) cao hơn cùng kỳ năm 2019 (đạt 71,8%). Trong năm, KTNN cũng đã tiếp nhận và xử lý 83 đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, đề nghị, trong đó có 75 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết, 08 đơn, thư còn lại đã được Thanh tra KTNN tham mưu trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xử lý theo quy định.

Trên các mặt công tác khác: thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020; xây dựng Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn mới; xây dựng và phổ biến pháp luật; tổ chức cán bộ và đào tạo; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và thông tin khoa học; công tác văn phòng, công nghệ thông tin, thông tin tuyên truyền… cũng có nhiều đổi mới và đạt nhiều kết quả tích cực.
 

Các đại biểu chúc mừng những kết quả công tác KTNN đã đạt được trong năm qua


Trên cơ sở kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, KTNN xác định phương hướng nhiệm vụ năm 2021 là: “Triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2021, tạo tiền đề thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030; tập trung nâng cao năng lực, đổi mới tổ chức hoạt động kiểm toán, có giải pháp khắc phục tác động của dịch bệnh Covid-19; tiếp tục đổi mới phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu; đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào hoạt động kiểm toán để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động kiểm toán; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế, nâng cao vai trò và vị thế của KTNN Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, tiếp tục khẳng định vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 của KTNN; tăng cường đào tạo nhân lực, tiếp tục siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ để nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của KTNN và phát huy vai trò KTNN là công cụ hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công”.

Với định hướng trên, KTNN đã xác định rõ 9 nhiệm vụ trọng tâm và 10 giải pháp chủ yếu nhằm tổ chức thực hiện có chất lượng và hiệu quả; quyết liệt thực hiện thắng lợi, toàn diện Kế hoạch công tác năm 2021.

Tại Hội nghị các đại biểu đã tập trung tham luận về một số kết quả kiểm toán việc phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn dự phòng đầu tư công trung hạn 2016-2020; tổng quan kết quả và các giải pháp thực hiện kiểm toán môi trường trong thời gian tới; tăng cường chất lượng, hiệu quả kiểm toán lĩnh vực tài chính, ngân hàng...

Đặc biệt, Hội nghị được nghe những ý kiến đánh giá, chỉ đạo định hướng quan trọng của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.

Báo Kiểm toán sẽ tiếp tục cập nhật thông tin đến bạn đọc...

Tin và ảnh: HÒA LỘC - THOAN HỒNG
 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201