Thứ Sáu, 26/4/2024 - 14:54:50 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Thủ tướng Chính phủ: Chính sách tài chính phải khơi thông các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững

THỨ NĂM, 10/01/2019 10:05:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO)- Chiều 09/01, Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính- ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018, triển khai nhiệm vụ tài chính- NSNN năm 2019. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Năm 2018, ngành Tài chính hoàn thành toàn diện nhiệm vụ tài chính- NSNN

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2018, ngành tài chính đã hoàn thành toàn diện nhiệm vụ tài chính - NSNN, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị

Đáng chú ý, năm 2018, thu cân đối NSNN ước đạt 1.422,7 nghìn tỷ đồng, vượt 103,5 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với dự toán. Trong đó, thu ngân sách trung ương vượt 4,3%, thu ngân sách địa phương vượt 12,5% so với dự toán, tăng 64,3 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội, tỷ lệ động viên đạt 25,7% GDP, riêng thuế và phí đạt 21,1% GDP (trong khi đó, mục tiêu của giai đoạn 2016- 2020 tương ứng là 23,5% GDP và 21% GDP). Cơ quan thuế đã thu hồi được khoảng 32.000 tỷ đồng nợ thuế, cơ quan hải quan đã thu hồi và xử lý nợ thuế trên 1.420 tỷ đồng.

Chi NSNN được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, chủ động hơn. Bội chi NSNN năm 2018 ước tính dưới 3,6% GDP (dự toán 3,7% GDP). Công tác quản lý nợ công có tiến bộ, thời hạn khoản vay được kéo dài, lãi suất theo xu hướng hạ thấp, hạn chế tác động của các rủi ro. Ước tính đến 31/12/2018, dư nợ công dưới 61% GDP, dư nợ Chính phủ dưới 52% GDP, dư nợ vay nước ngoài của quốc gia khoảng 49,7% GDP trong phạm vi Quốc hội cho phép…

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà ngành tài chính đã đạt được trong năm 2018, những kết quả này đã góp phần quan trọng vào thành công của đất nước.  Thủ tướng nêu rõ: Năm nay các đồng chí đã hoàn thành vượt mức mọi công tác của Đảng, Nhà nước giao trong đó thu ngân sách vượt tới 7,8% dự toán. Đây cũng là năm đầu tiên thu ngân sách Trung ương vượt 4,3% dự toán và thu ngân sách địa phương vượt 12,5% dự toán. Từ chỗ vay ngân hàng để chi các khoản thì vài năm trở lại đây đã có thặng dư ngân sách. Đây là điều đáng mừng cho quốc gia gần 100 triệu dân.

Không chỉ GDP trong năm 2018 đạt 7,08% mà quy mô nền kinh tế đã đạt trên 5,5 triệu tỷ đồng. Đây là kết quả cao nhất trong hơn 10 năm qua. Không chỉ số lượng mà chất lượng tăng trưởng cũng được nâng lên. Giá trị xuất nhập khẩu đạt gần 245 tỷ USD. Năm qua, Forbes của Mỹ đánh giá Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Thủ tướng nhận xét, nhờ có những chính sách cởi mở thông thoáng hơn nên năm 2018 đã có thêm 121 nghìn doanh nghiệp mới thành lập, hơn 30 nghìn doanh nghiệp phục hồi và có tới 36 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam với hàng trăm dự án.

Cần khắc phục các điểm nghẽn về chính sách tài chính 

Về nhiệm vụ năm 2019, Thủ tướng cho rằng Bộ Tài chính phải đi đầu trong thực hiện phương châm hành động của Chính phủ để có sự chuyển biến thực sự. Toàn ngành cần phấn đấu thu NSNN cao hơn số thực hiện năm 2018 với tổng thu đạt trên 1,45 triệu tỷ đồng, bội chi 3,5% GDP, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống còn 63% tổng chi NSNN, tăng tỷ trọng thu nội địa, giảm bội chi, hướng đến cân bằng ngân sách trong 5-10 năm tới. Đặc biệt, đẩy mạnh vấn đề đổi mới hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập- nhiệm vụ quan trọng góp phần giảm chi thường xuyên và giảm biên chế.

Hội nghị triển khai Kế hoạch năm 2019 của ngành tài chính

Về thu NSNN, cần cơ cấu lại, mở rộng cơ sở thuế, nuôi dưỡng nguồn thu, mở rộng quản lý thu, mở rộng thực hiện hóa đơn điện tử. Ngành Thuế, Hải quan cần kiểm soát tốt hơn để chống thất thu, chuyển giá, giảm thiểu nợ đọng thuế, hoàn thuế đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định.

Ngành Tài chính cần có tầm nhìn bao quát trong quản lý các vấn đề vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thị trường giá cả, khơi thông các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững. Song song với đó là đưa ra các giải pháp để ổn định thị trường chứng khoán, thị trường tài chính theo đúng thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

Ngành Tài chính cũng cần thực hiện nghiêm việc siết chặt kỷ luật tài chính từ trung ương đến địa phương. Các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính cũng phải là người chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sai phạm về sử dụng NSNN, vốn đầu tư công hay gây thất thoát lãng phí vốn ODA. Phải xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị đã được duyệt phương án cổ phần hóa nhưng không triển khai. Cần phải tập trung xử lý tốt hơn việc quản lý, sử dụng xe công, trụ sở công.

Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng Chính phủ cho biết: "Tôi có niềm tin mạnh mẽ rằng ngành Tài chính sẽ lớn mạnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước".

THÙY ANH

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201