Thứ Sáu, 26/4/2024 - 02:54:53 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Yếu tố then chốt để phát triển kinh tế

THỨ TƯ, 05/12/2018 09:45:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - Nguồn lao động với gần 56 triệu người, tuy nhiên chỉ có 11% lao động Việt Nam có kỹ năng tay nghề cao, đây được coi là rào cản, thách thức lớn của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam hiện nay.

Tại Hội thảo “Hội nhập quốc tế và nguồn nhân lực trong tương lai- trang bị kỹ năng để lực lượng lao động trẻ Việt Nam thành công” vừa được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp tổ chức tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp khẳng định, phát triển thị trường lao động, tăng cường năng lực cho hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm trên cả nước; đồng thời củng cố kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng mới cho nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp thừa nhận, chất lượng lao động Việt Nam cũng có những vấn đề quan ngại, chất lượng lao động còn thấp, tỷ lệ sinh viên thất nghiệp còn cao, nhiều sinh viên phải làm việc trái ngành nghề đào tạo, gây ra sự lãng phí lớn trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
 

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp (thứ 2, từ trái qua) đang trao đổi với các đại biểu tại hội nghị - Ảnh: Phương Minh

Theo đánh giá của ManpowerGroup Việt Nam- DN đối tác của LĐ-TB&XH trong các chương trình đào tạo và phát triển chất lượng lao động Việt Nam - trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam có nhiều cơ hội lớn trong việc nâng cao kỹ năng cho lao động ở các lĩnh vực tăng trưởng mạnh.

Tuy nhiên, để làm được điều này, Chính phủ, DN và nhà trường cần phối hợp với nhau nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ thích nghi với thế giới việc làm tương lai khi mức độ số hóa và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn bao giờ hết.

Thừa nhận số lượng lao động có trình độ của Việt Nam còn ở mức thấp, chất lượng lao động được đào tạo sau tốt nghiệp còn bất cập, TS. Vũ Xuân Hùng- Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, những hạn chế nêu trên một phần là hệ quả của việc DN chưa mặn mà tham gia hoạt động GDNN, trong khi các cơ sở GDNN vốn quen với “bầu sữa” ngân sách được cấp, kém sự năng động trong hợp tác với DN. Do đó, giải pháp hàng đầu giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là cần đẩy mạnh sự gắn kết giữa nhà trường và DN trong quá trình đào tạo.

Để nâng cao chất lượng GDNN, Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ đạo xây dựng đề án nâng cao chất lượng GDNN trong thời gian tới với 3 biện pháp, như: Từng bước nâng cao tự chủ cho nhà trường để phát huy được năng lực; chuẩn hóa các điều kiện đào tạo, trong đó có chuẩn hóa điều kiện giáo viên phải biết được cả lý thuyết và thực hành; chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo thiết bị, cơ sở vật chất. Trong đó, vai trò của DN được thể hiện trong tất các các nội dung, gắn với hoạt động GDNN, từ chương trình đào tạo, đến việc DN đưa ra dự báo nhân lực của mình trong thời gian tới và DN xây dựng chuẩn kỹ năng của từng ngành nghề; nhà trường sẽ căn cứ vào đó để điều chỉnh công tác đào tạo cho phù hợp...
NGUYỄN LỘC

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201