Thứ Năm, 25/4/2024 - 17:40:09 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Thủ tướng Chính phủ: Không để người dân phải lo lắng về vấn đề ô nhiễm

THỨ BA, 08/01/2019 22:20:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO)- Sáng 08/01, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế- xã hội năm 2019 của ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT). Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu ngành không để vấn đề ô nhiễm gây lo ngại cho người dân.

Thủ tướng Chính phủ đã ghi nhận những kết quả ngành tài nguyên và môi trường đã đạt được, như: Bộ đã tích cực đổi mới phương thức quản lý môi trường từ bị động sang chủ động, đã bãi bỏ, sửa đổi gần 63% điều kiện kinh doanh, hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 97,2% diện tích đất cần cấp…
 

Hội nghị triển khai Kế hoạch năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

 
Phát biểu tại Hội nghị về vấn đề ô nhiễm không khí, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chiếm vị trí hàng đầu trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí đô thị, khí thải, trong đó xe mô tô, xe gắn máy chiếm tỷ lệ lớn nhất và cũng là nguồn phát thải chất gây ô nhiễm lớn nhất. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội mong muốn Chính phủ, Bộ TN&MT có những quyết sách đối với khí thải của các phương tiện tham gia giao thông để ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
Chủ tịch thành phố Hà Nội cũng cho biết, một trong 5 nhiệm vụ trong tâm 2019 của thành phố là xây dựng danh mục di dời cơ sở gây ô nhiễm, không phù hơp quy hoạch; xây dựng Đề án thu gom, xử lý chất thải nguy hại đến năm 2020 và những năm tiếp theo; chủ động phối hợp với Bộ TN&MT và các tỉnh triển khai thực hiện đề án bảo vệ môi trường lưu vực Sông Nhuệ - Sông Đáy.
Liên quan đến những mặt hạn chế của ngành, Thủ tướng dẫn thông tin từ một cuộc khảo sát trong đó có câu hỏi “Vấn đề lo lắng nhất trong cuộc sống hiện nay là gì?”. Kết quả khảo sát cho thấy có 14 lo lắng, gồm: Việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, tham nhũng, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, an toàn thực phẩm, an toàn lao động, môi trường kinh doanh, thiên tai, tính minh bạch và tham gia quản trị nhà nước, an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu. “Như vậy, có 4 điều người dân lo lắng liên quan đến ngành TN&MT” - Thủ tướng cho biết và yêu cầu ngành nghiên cứu, triển khai các giải pháp không để vấn đề ô nhiễm gây lo ngại cho người dân.

Thủ tướng đồng ý với mục tiêu mà Bộ TN&MT đặt ra trong năm 2019 là rà soát, hoàn thiện các quy chuẩn về môi trường theo hướng tiệm cận với quy chuẩn, tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực. Thủ tướng cho rằng Bộ TN&MT cần ban hành bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố và công bố kết quả xếp hạng này.

Bên cạnh đó, Thủ tướng đã chỉ ra tình trạng quản lý, khai thác đất đai, tài nguyên, khoáng sản còn lãng phí, sai phạm; nhiều địa phương buông lỏng quản lý, còn tình trạng khai thác đá, cát sỏi trái pháp luật, tại một số đô thị “đường biến thành sông”, nội đô ngập nặng khi mưa lớn... Thủ tướng đề nghị phải xem xét thận trọng việc cho phép mở rộng các nhà máy xi măng trước tình trạng nhiều núi đá vôi bị khai thác...

Thủ tướng đề nghị Bộ phải tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật về môi trường để giảm tình trạng xin - cho, tăng cường tính công khai minh bạch, có chế tài xử lý nghiêm vi phạm...
 
Các chỉ tiêu chính ngành TN&MT đề ra trong năm 2019
- 100% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; hoàn thành xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
- 80% tỷ lệ chất thải rắn nguy hại từ hoạt động sản xuất kinh doanh được thu gom, xử lý;
- 2% thu ngân sách nội địa là từ đất đai, có cơ chế giải quyết dứt điểm tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài; hoàn thành sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp;
- 62% hồ chứa quan trọng trên các lưu vực sông vận hành theo cơ chế phối hợp liên hồ;
- 55% số trạm quan trắc khi tượng thủy văn được tự động hóa; xây dựng Trung tâm dữ liệu đồng bằng sông Cửu Long kết nối liên vùng;
- 28% diện tích vùng biển được điều tra cơ bản với tỷ lệ bản đồ 1:500.000; 70% diện tích đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản với tỷ lệ 1:50.000./.
 
THÙY ANH

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201