Thứ Năm, 28/3/2024 - 18:12:40 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Bất cập giá đất dẫn đến khiếu kiện và làm thất thu ngân sách

THỨ HAI, 27/05/2019 21:55:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - Ngày 27/5, Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ 2. Quốc hội đã dành cả ngày thảo luận ở hội trường về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Tại phiên thảo luận, những bất cập về giá đất không sát thị trường; việc quy hoạch tùy tiện, phá vỡ quy hoạch ban đầu… là những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm.
 

Toàn cảnh phiên thảo luận- Ảnh: quochoi.vn


Giá đất không sát giá thị trường

Đồng tình với những đánh giá của Đoàn giám sát, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, việc xác định giá đất cụ thể còn vướng mắc trong áp dụng các phương pháp giá đất còn sai sót, không phù hợp quy định, giá đất xác định không tương thích giá thị trường gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách.

Tại nhiều địa phương, giá đất do UBND cấp tỉnh quyết định không đúng với giá đất thực tế giao dịch trên thị trường, người sử dụng đất không biết được giá đất, cơ quan chịu trách nhiệm không có bộ phận thẩm định chuyên nghiệp, các đơn vị thẩm định giá đất chưa đáp ứng được yêu cầu, nguồn thu từ đất đai chưa đảm bảo bền vững, chủ yếu thu từ các hình thức giao đất, thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, tiền sử dụng đất một lần và cho cả thời gian thuê trong khi giá đất thấp và không kịp điều chỉnh; thực hiện công tác bồi thường và tái định cư cho một số dự án còn chậm, tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn, các vụ khiếu kiện đông người kéo dài.

Đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị, các cơ quan chức năng cần xác định cơ chế giá đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai theo hướng minh bạch. “Quyền sử dụng đất là hàng hóa, giá cả của nó phải tuân thủ theo luật cung cầu của thị trường nên giá đất luôn vận động và thay đổi theo hướng cung cầu. Nhà nước cần ban hành khung pháp lý về giá đất, trong đó hoàn thiện bảng giá đất với các hệ số phù hợp được công bố công khai làm cơ sở thực hiện đấu giá nghiêm túc khi Nhà nước thu hồi đất. Các cơ quan quản lý cần xây dựng cơ chế giá đất để bồi thường khi thu hồi đất”- đại biểu đề xuất.
 

Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu thảo luận- Ảnh: quochoi.vn

Đồng quan điểm, đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) nêu thực tế, giá đất để tính tiền bồi thường cho người có đất bị thu hồi và tính tiền sử dụng đất, cho thuê đất để nộp cho ngân sách hiện nay rất bất cập, không sát với thị trường làm thiệt hại cho người dân, gây bức xúc khiếu kiện, thất thu ngân sách. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần theo sát diễn biến của thị trường để điều chỉnh khung giá đất kịp thời, chấm dứt tình trạng có khu vực đã áp mức giá tối đa của Chính phủ nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với thị trường. Đồng thời, cần hoàn thiện các phương pháp tính giá đất và các vấn đề liên quan đến xác định giá đất để các địa phương xác định bảng giá đất phù hợp với thị trường, đảm bảo lợi ích cho người dân và không gây thất thoát ngân sách.

Còn theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông), Luật Đất đai nêu rõ, việc xác định khung giá đất cụ thể dựa trên cơ sở điều tra, thông tin về thửa đất, giá đất thị trường, thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu về đất đai. Trong khi đó, các loại thuế, liên quan đến đất đai được tính theo Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành, không căn cứ vào giá trị thực ghi trên hợp đồng giao dịch nên rất khó xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất thị trường.

Hơn nữa với việc thẩm định giá đất hiện nay do Hội đồng thẩm định giá đất hiện do Chủ tịch UBND cấp tỉnh làm Chủ tịch khó có thể bảo đảm tính khách quan. Do đó, đại biểu đề nghị, việc đề xuất giá đất phải do Tổ chức cung cấp giá đất tổng hợp thực hiện.

Mặt khác, theo đại biểu, hiện nay công tác theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên thị trường, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất, cơ chế giám sát của các cơ quan quản lý, cơ quan định giá, khuyến khích sự phát triển của các tổ chức thẩm định độc lập cũng làm chưa tốt. Chưa có giải pháp cụ thể để xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất thị trường và giám sát việc định giá đất. Đây là những yếu tố gây khó khăn cho việc xác định giá đất cụ thể. Những vấn đề này có những nội dung cần sửa đổi ngay trong Luật Đất đai, có những nội dung liên quan đến văn bản dưới luật cần khẩn trương sửa đổi.

Thắt chặt kỷ cương trong quản lý quy hoạch

Việc điều chỉnh quy hoạch đất cũng là nội dung được nhiều đại biểu đề cập. Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, qua giám sát cho thấy, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều khoảng trống pháp lý, quá trình tham gia của người dân, doanh nghiệp trong lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch còn hạn chế. Theo đại biểu Nguyễn Trường Giang, việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết còn tùy tiện, dẫn đến phá vỡ quy hoạch ban đầu.

“Đúng là trong quá trình triển khai quy hoạch, vẫn cần phải điều chỉnh, nhưng nhiều quy hoạch điều chỉnh có dấu hiệu tư lợi hoặc theo tư duy chủ quan, theo đề xuất của chủ đầu tư”- đại biểu Giang nhận định.

Từ thực tế này, đại biểu đề nghị, quy hoạch sử dụng đất phải là kịch bản cho kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, sao cho phản ánh được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và môi trường. Theo đó, quy hoạch sử dụng đất phải phân tích được chi phí, lợi ích về xã hội và môi trường, sử dụng nguồn lực đất đai trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Quá trình lập kế hoạch chi tiết của bộ quy hoạch chi tiết phải được công khai từ khâu đề xuất lấy ý kiến chuyên gia, người dân và DN…

Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt (Gia Lai) thông tin, theo báo cáo chưa đầy đủ, cả nước có 1.390 dự án điều chỉnh quy hoạch từ 1 đến 6 lần. Quy hoạch được điều chỉnh luôn có xu hướng tăng tối đa lợi ích cho nhà đầu tư, giảm tối đa các diện tích công cộng và lợi ích của người sử dụng như tăng số tầng, tăng diện tích sàn, chia nhỏ diện tích căn hộ, tăng mật độ xây dựng rồi giảm diện tích cây xanh... 
 

Đại biểu Đinh Duy Vượt phát biểu thảo luận- Ảnh: quochoi.vn

Đây là điều đáng suy nghĩ và đã gây tổn thất về kinh tế, bức xúc cho xã hội và người dân. “Suy cho cùng, điều chỉnh quy hoạch tùy tiện thực chất cũng là làm nát quy hoạch, nát vốn, đội vốn, chậm tiến độ, lãng phí, thất thu ngân sách giảm hiệu quả đầu tư công và gây ra nhiều hệ lụy bức xúc khác”- đại biểu Vượt nói, đồng thời đề nghị Chính phủ thắt chặt kỷ cương, quản lý trong quy hoạch; thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm trách nhiệm nhằm chặn đứng "căn bệnh" trên.
Đ. KHOA

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201