Thứ Bảy, 20/4/2024 - 17:28:00 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Malaysia: Thực phẩm quá hạn len lỏi trong các bữa ăn của học sinh

THỨ NĂM, 30/07/2020 08:55:00 | KIỂM TOÁN QUỐC TẾ
(BKTO) - Báo cáo kiểm toán mới đây của Cơ quan Kiểm toán quốc gia Malaysia hiện đang là tâm điểm thu hút sự quan tâm của người dân sau khi công bố 13 trường bán trú tại Malaysia cung cấp thực phẩm quá hạn cho học sinh. Phát hiện này gây hoang mang trong dư luận nhiều ngày qua và nhiều người dân đã đệ đơn đề nghị tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm.


Nhiều học sinh Malaysia phải nhập viện sau khi có dấu hiệu ói mửa do uống sữa hết hạn. Ảnh: ST

Thực phẩm quá hạn hơn 400 ngày

Thông tin này là kết quả của cuộc kiểm toán định kỳ được KTNN Malaysia tiến hành tại 42 trường bán trú trên cả nước, bao gồm cả trường tôn giáo và trường dạy nghề. Theo đó, Cơ quan Kiểm toán đã xem xét, điều tra 71 hợp đồng cung cấp thực phẩm tại các trường này. Các kiểm toán viên cho biết, nhiều thực phẩm được sử dụng theo chương trình “Cung cấp thực phẩm đã nấu chín” (BMB) của Chính phủ Malaysia tại ít nhất 13 trường trong số này đã quá hạn sử dụng tới 427 ngày, thậm chí, nhiều thực phẩm không có logo cũng như thông tin về hạn sử dụng.
Báo cáo cũng ghi nhận tại 23 trường học, nhiều loại thực phẩm được cung cấp mà không có sự phê chuẩn từ ban lãnh đạo nhà trường. Kết quả kiểm tra cho thấy, số lượng và chất lượng thực phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Theo các kiểm toán viên, nhiều trường tiến hành trữ đông cá dư thừa không đúng phương thức và trọng lượng nhiều loại thực phẩm thấp hơn nhiều so với thông tin thỏa thuận trong các hợp đồng. Thêm vào đó, công tác giữ gìn vệ sinh tại các khu bếp ăn cũng không được quan tâm đúng mức, không đạt tiêu chuẩn quy định. 

Cơ quan Kiểm toán cảnh báo những vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm mà học sinh tại các trường bán trú này tiếp nhận, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc tập thể cao.    

Tăng cường công tác giám sát an toàn thực phẩm

Để tăng cường hiệu quả của việc quản lý chương trình BMB cũng như vấn đề an toàn thực phẩm tại các trường học, KTNN Malaysia khuyến nghị Bộ Giáo dục nước này cần giám sát thường xuyên hơn công tác quản lý chất lượng và số lượng thực phẩm tại các trường học, trong đó cần chú ý tới vấn đề vệ sinh lao động của các nhân viên bếp ăn. Đồng thời, Bộ Giáo dục, sở giáo dục và đào tạo các bang và ban lãnh đạo các trường cần phối hợp quản lý nhằm đảm bảo sự tuân thủ của các nhà thầu cung cấp thực phẩm theo hợp đồng, đồng thời phải đưa ra những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những nhà thầu vi phạm; thắt chặt an ninh kiểm soát thực phẩm đầu vào của các trường học nhằm ngăn chặn mọi trường hợp ngộ độc có thể xảy ra.

Trước đó, hồi năm 2007, hơn 100 học sinh của Trường Tamil, Klang, Malaysia đã có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn xong bữa cơm ở trường và phải đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng, ói mửa. Sau khi điều tra đã phát hiện, nguyên nhân gây nên tình trạng đó là do nhà trường đã nhập số sữa uống hết hạn, có tình trạng bị hỏng và lên men. Không lâu sau đó, lại xảy ra vụ 115 học sinh của Trường Sekolah Menengah Kebangsaan Ayer Hitam bị ngộ độc thực phẩm nặng. Dư luận đã vô cùng tức giận và chỉ trích những lỏng lẻo trong quản lý của các nhà lãnh đạo.

Tình trạng sử dụng thực phẩm quá hạn tại các trường học không chỉ là vấn đề gây nhức nhối tại Malaysia mà còn là mối lo chung của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Mới đây nhất là vụ bánh mì mốc, thịt và hải sản thối được phát hiện tại Trường Trung học Thực nghiệm Thành Đô 7 - ngôi trường từng nằm trong danh sách “10 trường tư thục tốt nhất Trung Quốc”. Vụ việc làm dấy lên lo ngại về điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm trong các bếp ăn trường học ở nước này. 

Hay ở Ấn Độ, vừa qua, tại bang Uttar Pradesh, có 8 học sinh và 1 giáo viên đã phải nhập viện sau khi ăn món cà ri đậu lăng từ một chiếc nồi có con chuột chết bên trong. Một cuộc điều tra đã được mở ra ngay sau khi phát hiện sự việc, đồng thời, các nhà chức trách cũng gửi đơn khiếu nại trực tiếp lên Ban Quản lý chương trình Bữa ăn trưa của bang Uttar Pradesh...
 
NGỌC QUỲNH

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Namibia: Giám sát lỏng lẻo dẫn đến nhiều khoản thanh toán trùng lặp

Namibia: Giám sát lỏng lẻo dẫn đến nhiều khoản thanh toán trùng lặp

(BKTO) - Bộ Nội vụ, Nhập cư, An toàn và An ninh (MHISS) Namibia vừa qua đã phải thực hiện công tác thu hồi hơn 2,3 triệu đô-la Namibia (khoảng 130 nghìn USD) do nhiều khoản chi bị thanh toán trùng lặp cho các nhà cung cấp dịch vụ cho Chính phủ nước này.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201