Thứ Sáu, 19/4/2024 - 07:44:38 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Tọa đàm về quản lý, sử dụng đất tại các công ty nông, lâm nghiệp

CHỦ NHẬT, 25/08/2019 09:15:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - Sáng 23/8, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã tham dự và chủ trì buổi Tọa đàm Quản lý, sử dụng đất tại các công ty nông, lâm nghiệp. Cùng dự còn có lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương và địa phương cùng đại diện một số tập đoàn, các chuyên gia, nhà khoa học…

Toàn cảnh buổi Tọa đàm/ Ảnh: Khương Trung

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Lê Thanh Khuyến, tổng số công ty nông, lâm nghiệp và chi nhánh sau rà soát là 246 đơn vị với diện tích đất giữ lại là 1.868.538 ha, tại 45 tỉnh, thành phố; diện tích các công ty nông, lâm nghiệp dự kiến bàn giao về địa phương để quản lý, sử dụng là 463.088ha.  

Dự kiến, với diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp giữ lại sẽ có hình thức sử dụng như sau: Diện tích đất đang sử dụng theo hình thức giao đất (Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất) là 1.007.386ha; diện tích đang sử dụng theo hình thức thuê đất (Nhà nước cho thuê đất trả tiền hằng năm) là 706.575ha; diện tích đang sử dụng nhưng chưa lập hồ sơ giao đất, thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất là 154.576ha…

Mặc dù, công tác quản lý đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn còn những hạn chế như: tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường vẫn xảy ra, trong đó có một số vụ việc phức tạp làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội; việc giải quyết nhu cầu bố trí đất ở, đất canh tác cho người dân địa phương (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, dân di cư tự do) chưa có giải pháp một cách căn cơ, thấu đáo.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, những công ty nông, lâm nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sau khi sắp xếp phải chuyển sang thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai, nhưng việc hoàn thiện lại hồ sơ, thủ tục thuê đất đòi hỏi nhiều thời gian; việc chậm phê duyệt phương án sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh; một số nơi chưa giải quyết dứt điểm tình trạng cho thuê, liên doanh, liên kết; sử dụng đất không đúng đối tượng, không đúng mục đích còn tiếp diễn.

Bên cạnh đó, vấn đề giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, dân cư mới đến các địa phương gắn với sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp hiệu quả thấp, do hầu hết diện tích đất các công ty nông lâm nghiệp đã khoán ổn định lâu dài theo Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995, Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005 của Chính phủ và diện tích bàn giao về địa phương chưa được thực hiện rất lớn…

Tại Tọa đàm, đại diện các tỉnh, các đơn vị cùng một số chuyên gia đã phản ánh thực trạng và đề xuất với Chính phủ một số vấn đề liên quan đến cổ phần hóa các công ty nông, lâm nghiệp; đo đạc, quản lý sử dụng đất; xử lý dứt điểm đất đã giao khoán, liên doanh, cho thuê có tranh chấp; kiên quyết xử lý đối với cán bộ và người dân có vi phạm; rà soát, thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích để giao các địa phương quản lý…

Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao các ý kiến của các địa phương, đơn vị, Bộ, ngành, chuyên gia và yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần rà soát lại đất do các công ty nông lâm trường giữ lại so với nhu cầu thực tế, năng lực quản lý; diện tích đất nông lâm nghiệp đang sử dụng nhưng chưa lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất; tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc giao đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số khi tỷ lệ này còn thấp. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đổi mới căn bản về mô hình quản lý, quản trị công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp; duy trì hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm theo nhu cầu thị trường; xác định chủ đất là hộ gia đình, tổ chức hoặc cá nhân và được giao theo quy định.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các công ty: Tiếp tục phê duyệt phương án sử dụng đất đối với các công ty còn lại; hoàn thành hồ sơ giao đất, thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; rà soát, hoàn thành căn bản cắm mốc ranh giới, cấp bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; rà soát để xác định những diện tích đất rừng đã giao cho các công ty nhưng không có năng lực quản lý, sử dụng; quan tâm thu hút đầu tư đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và bố trí đất cho đồng bào dân tộc thiểu số và di cư; xem xét cập nhật nội dung phương án, quỹ đất giao đồng bào dân tộc thiểu số; thanh tra, kiểm tra đất đã giao đối với các tổ chức có biểu hiện vi phạm và những đơn vị đã nhận bàn giao nhưng chưa có phương án quản lý, sử dụng hiệu quả…

Hồng Nhung

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201