Chủ Nhật, 12/5/2024 - 23:37:11 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Quốc hội xem xét việc xử lý một số vấn đề phát sinh trong điều hành ngân sách nhà nước

CHỦ NHẬT, 27/05/2018 08:00:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều ngày 26/5, Quốc hội làm việc tại hội trường thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về xử lý một số đề phát sinh trong điều hành NSNN năm 2017 và dự toán NSNN các năm 2018-2020.


 Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình của Chính phủ tại phiên họp chiều 26/5 - Ảnh: quochoi.vn
 
Tờ trình của Chính phủ về Dự thảo Nghị quyết về xử lý một số vấn đề phát sinh trong điều hành NSNN năm 2017 và dự toán NSNN các năm 2018-2020 gồm 2 nội dung. Đó là việc phân chia khoản thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước năm 2017 và việc xử lý nghĩa vụ của NSNN đối với Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) liên quan đến khoản đóng góp BHXH cho người lao động làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01/01/1995.

Theo đó, đối với việc phân chia khoản thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước năm 2017, Chính phủ cho biết, dự kiến năm 2018, có 32 địa phương phát sinh nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, với tổng số khoảng 326,6 tỷ đồng. Trong dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018, Chính phủ trình và được Quốc hội ban hành Nghị quyết quyết định phân chia nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước tương tự như đối với nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Cụ thể, đối với trường hợp giấy phép do cơ quan trung ương cấp, phân chia 70% số thu cho ngân sách trung ương, 30% cho ngân sách địa phương; trường hợp giấy phép do UBND cấp tỉnh cấp, phân chia 100% cho ngân sách địa phương (thực hiện từ ngày 01/01/2018).

Tuy nhiên, do Nghị định số 82/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2017 nên trong 4 tháng cuối năm 2017, số thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước bị phát sinh khoảng 50 tỷ đồng ở 14 địa phương và hiện chưa có hướng dẫn về việc phân chia nguồn thu này trong năm 2017.

Căn cứ quy định của Luật NSNN, Luật Tài nguyên nước và Nghị định số 82/2017/NĐ-CP, Chính phủ trình Quốc hội cho phép thực hiện phân chia nguồn thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước phát sinh 4 tháng cuối năm 2017 tương tự như nguyên tắc phân chia số thu phát sinh trong dự toán NSNN năm 2018 Quốc hội đã quyết định.

Về việc xử lý nghĩa vụ của NSNN đối với Quỹ BHXH liên quan đến khoản đóng góp BHXH cho người lao động làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01/01/1995, căn cứ quy định của Luật BHXH, Chính phủ xác định nghĩa vụ của NSNN đối với Quỹ BHXH bắt buộc liên quan đến khoảnđóng BHXH cho người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước năm 1995 là 22.090 tỷ đồng.

Trên cơ sở báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1083/2015/UBTVQH13giao Chính phủ thực hiện chuyển kinh phí từ NSNN hằng năm vào Quỹ để đóng BHXH cho người lao động thuộc nhóm đối tượng trên theo quy định và hoàn thành vào năm 2020.

Tuy nhiên,  dự toán NSNN năm 2016-2017 chưa bố trí để xử lý khoản nợ 22.090 tỷ đồng nêu trên, do hằng năm, Quỹ BHXH đều có kết dư; nếuNSNN bố trí chuyển 22.090 tỷ đồng vào Quỹ thì cũng được BHXH Việt Nam sử dụng để đầu tư mua trái phiếu chính phủ (TPCP).

Để xử lý dứt điểm vấn đề này, Chính phủ trình Quốc hội cho phép phát hành 22.090 tỷ đồng TPCP để nhận nợ với BHXH Việt Nam (năm 2018 khoảng 6.000 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 7.000 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 9.090 tỷ đồng) đối với khoản đóng BHXH cho người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01/01/1995.

Về lãi phát sinh đối với khoản nợ Quỹ BHXH nêu trên từ ngày 01/01/2016, Chính phủ trình Quốc hội giao Chính phủ tính toán cụ thể gắn với lộ trình, mức lãi suất phát hành TPCP nhận nợ chính thức với BHXH Việt Nam và sẽ được cộng dồn vào cuối kỳ (năm 2020) để thanh toán, hoặc phát hành TPCP bổ sung để nhận nợ với BHXH Việt Nam.

Chính phủ cam kết, việc phát hành TPCP phủ nhận nợ với BHXH Việt Nam theo nguyên tắc trên không làm tăng bội chi NSNN, đảm bảo cân đối NSNN, an toàn nợ công giai đoạn 2018-2020. Ngân sách trung ương tăng chi trả nợ lãi trong 2 năm 2019-2020 khoảng 1,3 nghìn tỷ đồng; nợ công giai đoạn 2018-2020 tăng thêm khoảng 0,4% GDP (đến ngày 31/12/2017, dư nợ công bằng khoảng 61,4% GDP).

Thẩm tra tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị Quốc hội chấp thuận phương án Chính phủ trình và xem xét, ban hành Nghị quyết về các nội dung trên.

Thảo luận về nội dung này, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn những ý kiến khác nhau liên quan đến thời gian trả lãi nợ Quỹ BHXH. Một số đại biểu thống nhất với phương án Chính phủ trình (tính lãi từ năm 2016 trở đi) song một số ý kiến cho rằng, phải tính lãi khoản nợ Quỹ BHXH này từnăm 2006, khi Luật BHXH 2006 có hiệu lực....

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, nội dung này sẽ tiếp tục được thảo luận và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp thu, giải trình trước khi trình Quốc hội quyết định.

Đ. KHOA

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201