Chủ Nhật, 28/4/2024 - 22:38:31 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Thận trọng khi tăng các khoản thuế tiêu dùng

THỨ SÁU, 25/05/2018 23:17:40 | THỜI SỰ - SỰ KIỆN
(BKTO) - Đây là khuyến cáo được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) đưa ra trong Báo cáo công bằng thuế Việt Nam 2017 do cơ quan này thực hiện và được công bố sáng 25/5.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR, Trưởng nhóm nghiên cứu, báo cáo công bằng thuế nhằm mang lại cái nhìn đầy đủ về hệ thống thu ngân sách Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà phát triển và hoạt động xã hội.

Báo cáo tập trung chủ yếu đánh giá tính công bằng của hệ thống thuế, chi ngân sách và các vấn đề thi hành chính thuế cũng như sự tham gia của người dân trong việc lập và thực thi các chính sách thuế. Qua đó, thể hiện các vấn đề của hệ thống thu chi ngân sách.

Cụ thể, Báo cáo nhận định hệ thống thuế của Việt Nam vẫn đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP và là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Việt Nam, chiếm tỷ trọng hơn 70% đến hơn 80% trong tổng thu NSNN. Mặc dù thu nhiều, nhưng chi luôn vượt quá nguồn thu ngân sách với mức gần 29% GDP (năm 2016), sau khi giảm từ mức đỉnh điểm là 40% GDP (năm 2009).
 

Toàn cảnh Hội thảo Công bố Báo cáo Công bằng Thuế Việt Nam 2017. Ảnh: Huy Thành


Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc giải quyết bài toán cân bằng ngân sách khi các nhiệm vụ chi ngày càng tăng. Trong bối cảnh Việt Nam phải tuân thủ các điều khoản của Hiệp định thương mại tự do FTA về gỡ bỏ các hàng rào thuế quan làm nguồn thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm đi cộng với giá dầu thô thấp trong những năm gần đây khiến gia tăng áp lực về ngân sách.

Để giảm bội chi NSNN, có hai biện pháp là tăng thu và giảm chi. Trước mắt Chính phủ cần thực hiện các biện pháp quyết liệt để thắt chặt chi thường xuyên như các chính sách tinh giảm biên chế, sắp xếp lại bộ máy, hạn chế chi tiêu cho các tổ chức đoàn thể và thoái vốn khỏi các DNNN.

Đáng chú ý, nhóm nghiên cứu kiến nghị, bất kỳ đề xuất nào về tăng các khoản thuế tiêu dùng cũng cần được xem xét thận trọng. Thuế tiêu dùng dù được coi là trung tính và hiệu quả về việc hành thu, song lại được xem có tác động không tốt đến công bằng trong chi tiêu.
 
Theo Báo cáo công bằng thuế Việt Nam 2017, trong hơn một thập kỷ qua, số thu của thuế thu nhập cá nhân đã tăng trưởng rất ấn tượng từ mức 5 nghìn tỷ đồng (2006) lên mức 65 nghìn tỷ đồng (2016). Tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong tổng thu thuế từ mức 2% (2006) lên mức 8% (2016). Tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong tổng thu NSNN cũng tăng tương ứng từ gần 2% lên mức 6%.
 
NGUYỄN LỘC

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

(BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201