Thứ Sáu, 19/4/2024 - 14:55:20 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Ngành Giao thông vận tải cần quyết liệt hơn nữa để có chuyển biến tích cực

THỨ NĂM, 06/06/2019 11:25:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - Kết luận phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: Có nhiều vấn đề chất vấn đã diễn ra nhiều năm; có những nội dung đã được Quốc hội giám sát nhưng sự chuyển biến vẫn còn chậm gây bức xúc trong dư luận…

Xử lý, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan đến chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, lĩnh vực giao thông vận tải đã đạt được một số thành quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục triển khai, đòi hỏi phải nỗ lực quyết liệt hơn nữa để có chuyển biến tích cực.

“Những nội dung được Quốc hội chất vấn hôm nay có nhiều vấn đề không mới, có những vấn đề đã diễn ra nhiều năm, có những nội dung đã được Quốc hội giám sát nhưng sự chuyển biến còn chậm, gây bức xúc trong dư luận, như: chậm tiến độ, thất thoát lãng phí, đặt trạm BOT...”- Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết luận phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải- Ảnh: quochoi.vn

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội, triển khai hiệu quả các giải pháp trước mắt và lâu dài liên quan đến nhiệm vụ, lĩnh vực đã được chất vấn.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu ngành Giao thông Vận tải cần tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về giao thông vận tải cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; khẩn trương triển khai xây dựng, điều chỉnh và thực hiện các quy hoạch Ngành theo Luật Quy hoạch. Đồng thời, làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm; phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm toán, các cơ quan thực thi pháp luật xử lý nghiêm các sai phạm, bảo đảm công khai, minh bạch, phát huy hiệu quả của các dự án, công trình giao thông.

Bên cạnh đó, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết cơ bản những tắc nghẽn, quá tải, ùn tắc giao thông, trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; cân đối nguồn lực để đầu tư hiệu quả hệ thống giao thông của các vùng miền…; thực hiện đúng tiến độ các dự án trọng điểm, các dự án đã được Quốc hội quyết định; có phương án để giải quyết dứt điểm các dự án còn dở dang, sắp hoàn thành.

Xử lý, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư các dự án giao thông trọng điểm; phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện các dự án giao thông, xử lý các vấn đề phát sinh, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng bảo đảm đáp ứng tiến độ thi công các dự án. Ngoài ra, cần làm tốt công tác đấu thầu để lựa chọn được những nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia các dự án giao thông vận tải.

Đẩy mạnh tái cơ cấu vận tải, tăng cường kết nối các phương thức vận tải; làm tốt công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện; siết chặt công tác quản lý, áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; sửa đổi các quy định để quản lý hoạt động kinh doanh vận tải công nghệ, bảo đảm công bằng giữa taxi truyền thống và công nghệ; kết nối hệ thống thông tin giữa các DN kinh doanh vận tải công nghệ với cơ quan quản lý để bảo đảm công khai, chặt chẽ, tránh việc trốn thuế.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị rà soát toàn bộ hệ thống các trạm thu phí đường bộ để xử lý những tồn tại, vướng mắc trong thực tế; khẩn trương quyết toán các dự án BOT để bảo đảm công khai, minh bạch; triển khai giám sát chặt chẽ việc thu phí bằng hệ thống công nghệ phù hợp. Cuối năm 2019 tất cả các trạm BOT đều có hệ thống thu phí không dừng...

Không để xảy ra tình trạng tương tự dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Trước đó, tham gia giải trình làm rõ thêm các nội dung đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã thẳng thắn nhìn nhận nhiều hạn chế, bất cập trong lĩnh vực này.

Đó là hệ thống hạ tầng giao thông chất lượng còn thấp, kết nối thiếu đồng bộ; việc kết nối các loại hình giao thông với nhau cũng như kết nối với các khu vực kinh tế, đô thị còn chậm và thiếu đồng bộ.

Việc đầu tư hạ tầng giao thông cho Đồng bằng sông Cửu Long còn chưa đáp ứng sự phát triển; cơ cấu các loại hình vận tải mất cân đối. Hệ thống đường sắt mới đáp ứng 1,31% tổng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và 1,97% với vận chuyển hành khách. Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển hạ tầng các đô thị lớn còn chậm, đặc biệt là hệ thống đường sắt đô thị đã ảnh hưởng đến ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường…

Phó Thủ tướng cũng nêu lên bức xúc của các đại biểu về tình trạng quản lý đầu tư xây dựng các công trình ngành giao thông còn nhiều hạn chế, yếu kém như tình trạng tăng vốn, đội vốn ở những công trình trọng điểm, nhiều công trình chậm tiến độ, chất lượng công trình thấp...; việc quản lý đầu tư vận hành khai thác các dự án BOT giao thông còn nhiều bất cập, gây bức xúc cho người dân.

Bên cạnh đó, còn nhiều lo ngại về lựa chọn nhà đầu tư kém năng lực; công tác quản lý xe vận tải còn nhiều lúng túng, đặc biệt là với xe hợp đồng điện tử. Tình trạng trật tự an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp cả trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thuỷ hay hàng không.
 

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tham gia trả lời chất vấn- Ảnh:quochoi.vn

Về giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém, Phó Thủ tướng cho biết, phải đẩy nhanh tiến độ các dự án của ngành giao thông đã được bố trí vốn đầu tư công trung hạn 2016- 2020 cũng như các dự án đang dở dang, các dự án đối tác công- tư; đẩy nhanh công tác lựa chọn nhà thầu để thực hiện đầu tư tuyến cao tốc Bắc-Nam và sân bay Tân Sơn Nhất.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Quan điểm của Thủ tướng Chính phủ là phải lựa chọn nhà thầu công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật, làm sao hạn chế thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng. Ưu tiên các nhà thầu trong nước đủ năng lực. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài phải là những nhà thầu có năng lực, trách nhiệm, có uy tín được kiểm chứng. Không để xảy ra tình trạng đáng tiếc tương tự như dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Giải pháp tiếp theo được Phó Thủ tướng đưa ra là tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị, sớm đưa vào vận hành thương mại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Đối với những bất cập tại các dự án BOT giao thông, theo Phó Thủ tướng, cần tập trung giải quyết để đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, đặc biệt là lợi ích của người dân; kiên quyết không đầu tư các dự án mới tại các tuyến độc đạo.

KIM AN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201