Thứ Năm, 18/4/2024 - 21:28:40 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Khẩn trương hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

THỨ BA, 28/04/2020 13:05:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - “Bên cạnh quy định đúng, minh bạch cần làm nhanh khẩn trương, không để chính sách đưa ra rồi lòng vòng mãi. Tôi xin nói dân mong chờ lắm rồi, lúc người ta đói, cần phải hỗ trợ ngay” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố nhằm triển khai và giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.


Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến​

Hỗ trợ khẩn trương, minh bạch

Liên quan tới việc xác định đối tượng, điều kiện tiêu chuẩn, hồ sơ thủ tục, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh các địa phương cần thực hiện đúng theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg, không ban hành thêm thủ tục hành chính giấy tờ khác.

“Bên cạnh quy định đúng, minh bạch cần làm nhanh khẩn trương, không để chính sách đưa ra rồi lòng vòng mãi. Tôi xin nói dân mong chờ lắm rồi, lúc người ta đói, cần phải hỗ trợ ngay” Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Trước thông tin các địa phương đã và đang triển khai hỗ trợ ngay trong tháng 4 đối với 4 nhóm đối tượng (người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo và bảo trợ xã hội), Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nhận định: “Nói như vậy không có nghĩa là các nhóm kia không được triển khai ngay. Đặc biệt, lao động tự do gặp khó khăn đang cần được ưu tiên triển khai sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu”.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng khuyến khích các địa phương sử dụng dịch vụ công trực tuyến, chi trả theo hình thức chuyển khoản thông qua tài khoản ngân hàng của các đối tượng thụ hưởng hoặc theo hệ thống bưu điện. Đặc biệt, công đoàn cùng với các địa phương trong quá trình triển khai không để một số doanh nghiệp tranh thủ thời gian này tìm cách ngừng hợp đồng, gây khó khăn cho người lao động.

Nhắc lại yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đối với các bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nghiêm túc thực hiện Quyết dịnh số 15/2020/QĐ-TTg bảo đảm công khai minh bạch, kịp thời chính xác; đề cao trách nhiệm và sẵn sàng giải trình trước Quốc hội, Chính phủ và nhân dân; thường xuyên kiểm tra đôn đốc tình hình thực hiện ở địa phương đơn vị; không để lợi dụng để trục lợi chính sách, tham ô, tham nhũng lãng phí, lợi ích nhóm; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu có,... Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, khi thực hiện gói hỗ trợ, không mong muốn những vi phạm xảy ra, không có tình trạng phải khởi tố. Nhưng nếu có thì sẽ bị xử lý nghiêm về mặt Đảng, hành chính. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì phải xử lý hình sự.

Liên quan tới quá trình giám sát, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị Ủy ban Mặt trận các cấp, đoàn thể xã hội các cấp tham gia ngay từ đầu trong việc rà soát lên danh sách, chứ không chờ lập xong danh sách mới giám sát. Về phía Bộ LĐ-TBXH sẽ lập đường dây nóng và một trang điện tử để cập nhật giải đáp các vướng mắc của nhân dân.

Chỉ hỗ trợ đối tượng giảm sâu thu nhập

Tại buổi hội nghị trực tuyến, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định không phải tất cả các lao động tự do đều được nhận hỗ trợ.

“Không phải đối tượng nào cũng được nhận hỗ trợ, nguyên tắc là chỉ những đối tượng chịu tác động bởi dịch bệnh và bị giảm sâu thu nhập, đời sống thực sự khó khăn. Căn cứ xác định mức giảm sâu thu nhập là căn cứ vào chuẩn nghèo quốc gia và chuẩn nghèo địa phương", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.

Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cũng lưu ý về mức hỗ trợ và thủ tục hỗ trợ đối với một số đối tượng.

“Cần lưu ý rằng chúng ta không cấp hỗ trợ cho tất cả những lao động ngừng việc hoặc hoãn hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp mà trên tinh thần doanh nghiệp, người lao động và nhà nước cùng tham gia chia sẻ, chỉ hỗ trợ cho những doanh nghiệp có khó khăn tài chính, không đủ khả năng tài chính để trả lương cho người lao động” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Đối với nhóm lao động tự do, phải có điều kiện cư trú hợp pháp, là tạm trú hoặc thường trú, tuy nhiên có trường hợp là 1 người lao động tự do tạm trú ở 1 nơi, và thường trú ở 1 nơi, quy định cho phép người lao động nhận trợ cấp ở 1 trong 2 nơi. Người lao động trong dịch đã về quê cư trú, có thể nhận trợ cấp ở quê, còn nếu vẫn đang ở thành phố thì nhận ở thành phố. Tuy nhiên, để tránh hưởng 2 lần thì cần có xác nhận của nơi thường trú hoặc nơi tạm trú xác nhận không nhận ở nơi kia. Các cấp xã, cấp phường cần làm thủ tục một cách linh hoạt, lưu ý ở đây chỉ xác nhận là không nhận, nơi cấp hỗ trợ sẽ xác minh kỹ hơn.

Các hộ kinh doanh ngừng kinh doanh theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền ở đây là UBND cấp tỉnh, theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ thì trong thời gian ngừng kinh doanh sẽ hỗ trợ mức 1 triệu đồng/tháng. Chỉ hỗ trợ cho các hộ kinh doanh có kê khai thuế về doanh thu, và mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thực tế, có thể làm tròn, trên 15 ngày có thể làm tròn thành 1 tháng.

Trường hợp cho doanh nghiệp vay để trả lương, đối với doanh nghiệp do khó khăn, không có khả năng chi trả, ngân hàng chính sách với gói hỗ trợ sẽ cho vay không thế chấp, với mức vay là 50% mức tiền lương tối thiểu chung của vùng, 1 người lao động ngừng việc 1 tháng, mức vay tối đa là 3 tháng và thời gian để trả nợ là 12 tháng và mức lãi suất 0%. Trường hợp này, chỉ cho vay để trả lương cho người lao động bị ngừng việc.

Điều kiện để vay  có điểm lưu ý là doanh nghiệp phải trả trước 1/2 mức lương tối thiểu vùng cho người lao động rồi, và phần cho vay sẽ chi nốt 1/2 mức lương tối thiểu vùng. Tất cả các mức hỗ trợ đều chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của người lao động, chứ không chuyển về doanh nghiệp. Doanh nghiệp lập danh sách và thông tin đầy đủ của người lao động, ngân hàng chính sách sẽ giải ngân trực tiếp vào tài khoản của người lao động để tránh nguồn tiền bị dùng sai mục đích.  

Theo baochinhphu.vn

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201