Thứ Bảy, 20/4/2024 - 17:47:21 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Khai mạc Phiên họp thứ 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

THỨ HAI, 15/07/2019 15:15:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - Sáng 15/7, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 35.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: trong thời gian 2,5 ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của 4 dự án Luật gồm: Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về việc đánh giá kết quả Kỳ họp thứ 7 (trong đó, Chính phủ báo cáo về công tác chỉ đạo chuẩn bị Kỳ họp thứ 7 như: nội dung, tài liệu; giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo đảm an ninh, an toàn kỳ họp,... những vấn đề cần rút kinh nghiệm hoặc kiến nghị cho việc chuẩn bị các kỳ họp sau của Quốc hội); đồng thời cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội.
 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc Phiên họp- Ảnh: quochoi.vn

Cũng tại Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng Dự án Quốc hội điện tử giai đoạn 2019- 2026; cho ý kiến về việc sử dụng 20% kinh phí kết dư Quỹ Khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015.

Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xem xét, quyết định thành lập phường Lộc Hòa và phường Mỹ Xá thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định; thành lập thị trấn Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, với việc tiếp tục phát huy được tinh thần đổi mới trong Kỳ họp thứ 7 được cử tri và nhân dân cả nước đánh giá cao, song công tác chuẩn bị tiến hành kỳ họp cũng còn có những hạn chế cần rút kinh nghiệm để chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ họp sau. Đặc biệt, từ Kỳ họp thứ 7 đến nay, tuy thời gian không nhiều nhưng với tinh thần phối hợp chặt chẽ, tích cực nghiên cứu chuẩn bị của các cơ quan hữu quan, đến nay đã có 4 dự án Luật được tiếp thu, chỉnh lý để kịp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp này. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan tiếp tục phát huy tinh thần chủ động trong việc chuẩn bị cho các phiên họp tiếp theo.

Trước đó, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tiếp tục phát huy những đổi mới, cải tiến trong hoạt động của Quốc hội, kế thừa các kết quả thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin từ Kỳ họp thứ 7, tại phiên họp này, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ sử dụng tài liệu điện tử qua phần mềm cung cấp thông tin, tài liệu phiên họp trên thiết bị di động.
 

Quang cảnh phiên họp- Ảnh: quochoi.vn

Đồng thời, để hạn chế việc sử dụng văn bản giấy, Văn phòng Quốc hội chỉ in một số tài liệu giấy cho đại biểu tham dự phiên họp. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị đại biểu trong quá trình sử dụng tiếp tục cho ý kiến góp ý, đánh giá để tiếp tục hoàn thiện nâng cao hơn nữa tính thuận tiện, hiệu quả của phần mềm.

Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) và Dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của 2 dự án Luật là: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Đ. KHOA

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201