Thứ Sáu, 29/3/2024 - 08:13:29 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Tăng trưởng tín dụng đạt gần 13% tính đến ngày 28/12

THỨ BA, 28/12/2021 22:01:56 | TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
(BKTO) – Thông tin trên được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú cho biết tại Họp báo Triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022, ngày 28/12, tại Hà Nội.

 

Phó Thống đốc NHNNN Đào Minh Tú thông tin về các kết quả nổi bật của ngành ngân hàng trong năm 2021 - Ảnh: NHNN cung cấp


Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 nhưng với các giải pháp đồng bộ của NHNN, tín dụng toàn nền kinh tế tăng ngay từ đầu năm và cao hơn khoảng 15% so cùng kỳ năm 2020.

Dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đến ngày 30/11/2021 đạt 245.199 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2020, với hơn 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.

Với sự chủ động, linh hoạt, ngành ngân hàng đã thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Nhờ việc điều hành đồng bộ các công cụ chính sách, thị trường tiền tệ ổn định; lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp, hỗ trợ tổ chức tín dụng (TCTD) giảm chi phí vốn để có điều kiện tiếp tục cắt giảm lãi suất cho vay.

Năm 2021, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp; tiếp tục chỉ đạo TCTD chủ động cân đối khả năng tài chính, triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất cho vay.
 

NHNN tổ chức Họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022 - Ảnh: Thành Đức


Thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng thương mại đã cam kết giảm lãi suất cho vay trên tổng dư nợ hiện hữu áp dụng từ ngày 15/7 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng.

Riêng 4 ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục cam kết dành gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách xã hội.

Tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT. Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Kiều hối năm 2021 đạt 12,5%, tăng khoảng 10% so với năm 2020.

Đến 20/12/2021, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kế từ khi có dịch khoảng 607.000 tỷ đồng; 775.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch được cơ cấu lại nợ, với dư nợ trên 296.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,96 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ hơn 3,87 triệu tỷ đồng.

Tổng số tiền lãi lũy kế đến nay TCTD đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 34.900 tỷ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến nay đạt trên 7,4 triệu tỷ đồng cho khoảng trên 1,3 triệu khách hàng.

Các giải pháp về miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ người dân, DN khắc phục khó khăn do dịch Covid-19 tiếp tục được thực hiện. Ước tính, số lượng giao dịch được miễn phí chiếm khoảng 80%.

Dự kiến, tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và qua hệ thống chuyển mạch bù trừ (hệ thống Napas) đã giảm cho khách hàng từ năm 2020 đến hết năm 2021 khoảng 2.557 tỷ đồng và giảm trên 250 tỷ đồng tiền khai thác dịch vụ thông tin tín dụng trong năm 2021.

Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng được đẩy mạnh. Đến nay, hệ sinh thái số và thanh toán số của hệ thống ngân hàng đã được thiết lập và kết nối với các dịch vụ ở các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, mang lại nhiều dịch vụ tiện ích cho người dân.

Hoạt động thanh toán trong nền kinh tế diễn ra an toàn, hiệu quả, thông suốt; các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tăng trưởng tương đối tốt.

10 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020, giao dịch qua POS tăng tương ứng 14,25% và 12,6% về số lượng và giá trị giao dịch; qua kênh internet tăng tương ứng 49,39% và 29,14%; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 72,67% và 85,09%; thanh toán qua kênh QR code tăng tương ứng 54,24% và 120,64% với hơn 90.000 điểm chấp nhận thanh toán qua QR code.../.
THÀNH ĐỨC


 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

ADB thông qua mô hình hoạt động mới

ADB thông qua mô hình hoạt động mới

(BKTO) - Mô hình hoạt động mới sẽ giúp ADB nâng cao năng lực hoạt động, phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu của các nước thành viên đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201