Thứ Bảy, 27/4/2024 - 03:17:44 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

BIDV và những kinh nghiệm triển khai IFRS 9

THỨ NĂM, 27/10/2022 20:02:06 | TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
(BKTO) - BIDV là ngân hàng đầu tiên trong các ngân hàng lớn có vốn nhà nước tại Việt Nam hoàn thành báo cáo tài chính (BCTC) theo IFRS 9. Từ thực tế triển khai, Ngân hàng đã đúc kết một số kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng xây dựng BCTC theo thông lệ quốc tế trong thời gian tới.


Đại diện BIDV và đơn vị tư vấn PwC tại Lễ tổng kết Dự án Triển khai IFRS 9 ngày 23/12/2021. Ảnh: BIDV


Tiên phong trong áp dụng các thông lệ quốc tế

IFRS 9 là chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế về ghi nhận và đo lường các công cụ tài chính do Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) ban hành năm 2014.

IFRS 9 thay thế Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 39 "Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường" từ ngày 01/01/2018 và đưa ra thay đổi trong 4 lĩnh vực sau: Phân loại và đo lường các tài sản tài chính, hạch toán các thay đổi rủi ro tín dụng đối với nợ phải trả tài chính, tổn thất tín dụng, kế toán phòng ngừa rủi ro.

ITRS 9 được coi là chuẩn mực "xương sống", có ảnh hưởng trọng yếu tới số liệu tài chính. Việc áp dụng IFRS 9 trong các ngân hàng đi liền với những thay đổi ích cực về mô hình rủi ro tín dụng, tăng cường quản trị và kiểm soát quy trình kế toán, cũng như phối hợp chặt chẽ hơn giữa chức năng rủi ro và tài chính.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của IFRS 9, với vị thế định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã sớm nghiên cứu, xây dựng kế hoạch triển khai IFRS 9 và hoàn thành BCTC theo IFRS 9 được kiểm toán từ cuối năm 2021.

Nhờ đó, BIDV trở thành ngân hàng đầu tiên trong các ngân hàng lớn có vốn nhà nước tại Việt Nam hoàn thành BCTC theo IFRS 9, đáp ứng sớm hơn yêu cầu của Bộ Tài chính, sẵn sàng cung cấp cho các đối tác quốc tế, tổ chức định hạng.

IFRS 9 giúp BIDV củng cố vị trí hàng đầu trong số các ngân hàng Việt Nam về áp dụng thông lệ quốc tế và tăng cường minh bạch, hiệu quả do có chung một nền tảng đánh giá hiệu quả kinh doanh so với các ngân hàng trong khu vực và thế giới.

4 yêu cầu giúp nâng cao hiệu quả áp dụng IFRS 9

Từ thực tiễn triển khai IFRS 9 và Quản lý danh mục tín dụng tại các tổ chức tín dụng lớn như CBA, NAB, ANZ, BIDV đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác xây dựng BCTC trong thời gian tới.

Thứ nhất, khi triển khai giải pháp IFRS 9, cần lưu lại toàn bộ quá trình xây dựng, điều chỉnh mô hình trên hệ thống để phục vụ kiểm toán và giám sát định kỳ. Lưu lại dữ liệu tại từng bước xử lý xây dựng và tính toán, kiểm soát nguồn thông tin từ đầu tới cuối cho tới khi lập BCTC. Khả năng diễn giải từ kết quả mô hình lên BCTC, từ các giả định tới tác động lên kết quả ECL cần được chú trọng.

Thứ hai, Ngân hàng nên thực hiện thuyết minh BCTC chi tiết và toàn diện đối với những nội dung quan trọng như nguyên nhân, yếu tố tác động dẫn tới kết quả dự phòng, các phủ quyết lớn.

Thứ ba, BIDV cần nghiên cứu hoàn thiện hệ thống và cẩm nang các chỉ tiêu về đo lường hiệu quả hoạt động/lợi nhuận sau khi đã điều chỉnh rủi ro như RAROC, RoRWA… đối với các ngành/đơn vị/danh mục/sản phẩm/…; rà soát đánh giá lại khẩu vị rủi ro và quản lý, thiết lập hạn mức rủi ro mức chấp nhận đối với từng danh mục/ngành/sản phẩm.

Đồng thời, cần tiếp tục nghiên cứu các công tác triển khai ứng dụng kết quả đo lường vào định giá dựa trên rủi ro: Xác định mức lãi suất cho vay theo tỷ lệ tổn thất dự kiến ECL và RWA; thống nhất kiểm tra sức chịu đựng về vốn trong quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ - ICAAP và mô hình dự báo tương lai trong lập BCTC theo IFRS 9; thực hiện xây dựng các báo cáo chuyên sâu ứng dụng IFRS 9 trong đánh giá sản phẩm/ngành.

Cuối cùng, cần chú trọng nghiên cứu các nội dung như xây dựng các mẫu báo cáo phân tích chuyên sâu về chất lượng tín dụng; áp dụng cơ chế chính sách lãi suất dựa trên rủi ro theo tổn thất dự kiến ECL và mức độ tiêu thụ vốn (tài sản có rủi ro).

Xây dựng cơ chế cảnh báo sớm theo cấp độ danh mục/ngành nghề/sản phẩm nghiên cứu kết hợp thống nhất dữ liệu, kịch bản mô hình dự báo tương lai trong tính toán ECL và đánh giá sức chịu đựng về vốn. Trao đổi với Hiệp hội Ngân hàng về cơ chế chia sẻ thông tin chất lượng tín dụng theo ngành/sản phẩm./.
 
Vừa qua, Đoàn lãnh đạo cấp cao của BIDV đã có chuyến khảo sát, trao đổi và tìm hiểu thông tin về quá trình triển khai IFRS 9 và Quản lý danh mục tại các tổ chức tín dụng lớn của Australia. Qua đó, BIDV đã thu nhận rất nhiều thông tin hữu ích và kinh nghiệm thực tế để có thể ứng dụng tại BIDV trong thời gian tới.
Tại Australia, hầu hết thông lệ quốc tế trong hoạt động tài chính ngân hàng đều đã được áp dụng từ rất sớm. Hội đồng Chuẩn mực kế toán của Australia (AASB) đã ban hành Chuẩn mực Báo cáo tài chính Australia (A-IFRS) dựa trên cơ sở thông qua toàn bộ IFRS riêng tại quốc gia này, áp dụng bởi 100% các công ty niêm yết, ngoại trừ những công ty rất nhỏ không niêm yết.

THÀNH ĐỨC



 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

ADB thông qua mô hình hoạt động mới

ADB thông qua mô hình hoạt động mới

(BKTO) - Mô hình hoạt động mới sẽ giúp ADB nâng cao năng lực hoạt động, phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu của các nước thành viên đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201