Thứ Ba, 19/3/2024 - 09:32:12 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Slovakia: Quản lý, sử dụng ngân sách tài trợ kém hiệu quả

THỨ TƯ, 24/06/2020 11:05:00 | KIỂM TOÁN QUỐC TẾ
(BKTO) - Văn phòng Kiểm toán tối cao nước Cộng hòa Slovakia vừa qua đã tiến hành kiểm toán quy trình thực hiện các dự án trong hai chương trình do Quỹ Cấu trúc và đầu tư châu Âu (ESI) tài trợ. Cuộc kiểm toán đã chỉ ra nhiều thiếu sót, đặc biệt trong công tác giám sát tài chính và kiểm soát nội bộ.


Nhiều sai phạm của IROP và OPR&D đã bị phát hiện, lên án. Ảnh: forgetsomeday

Sử dụng kinh phí tài trợ không đúng mục đích

Theo các chương trình thỏa thuận tài trợ, hỗ trợ của Liên minh châu Âu, ESI đã tài trợ kinh phí thực hiện các dự án của Chương trình Hoạt động khu vực tích hợp (IROP) và Chương trình Nghiên cứu và Đổi mới hoạt động (OPR&D) tại Slovakia từ năm 2014-2020. 

Vừa qua, sau khi tiến hành kiểm tra, Văn phòng Kiểm toán tối cao Slovakia chỉ ra rằng, các cơ quan quản lý dự án, cơ quan trung gian của hai chương trình đã không sử dụng ngân sách tài trợ đúng mục đích, nhiều khoản kinh phí cũng không được sử dụng hiệu quả và bị bội chi. Nhiều sai phạm, thiếu sót đã bị phát hiện và lên án từ khâu phê duyệt dự án cho đến quá trình thực hiện các dự án.

Văn phòng Kiểm toán đã tiến hành kiểm tra 14 cơ quan được nhận các khoản hỗ trợ tài chính không hoàn trả từ ESI, đồng thời kiểm tra hoạt động của hai Bộ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Slovakia với tư cách là cơ quan quản lý IROP; Bộ Kinh tế Slovakia với tư cách là cơ quan trung gian cho OPR&D.  

Ở cả hai Bộ, Văn phòng Kiểm toán đều chỉ ra những bằng chứng cho thấy nhiều quy định đã bị vi phạm, đặc biệt trong việc kiểm soát hoạt động mua sắm công và công tác giám sát tình hình tài chính. Do công tác quản lý yếu kém, chậm chạp, các dự án dù được cấp kinh phí đầy đủ cũng không đáp ứng được thời hạn hoàn thành gây ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành hai chương trình trên. 

Bên cạnh đó, Báo cáo kiểm toán nhấn mạnh các phát hiện nghiêm trọng, điển hình là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã để xảy ra nhiều thiếu sót trong việc giám sát các dự án, giám sát công tác quản lý, sử dụng kinh phí. Trong số 7 dự án được kiểm toán, có tới 5 trường hợp các đơn vị thầu không đủ năng lực chuyên môn để kiểm soát dự án và lên kế hoạch, dự toán để đề xuất kinh phí tài trợ phù hợp dẫn đến nhiều sai sót trong hoạt động chuyên môn, các yêu cầu bắt buộc đối với các đơn vị thực hiện dự án cũng không được tuân thủ nghiêm ngặt. Tổng số tiền được tài trợ cho IROP trong giai đoạn 2014-2020 từ các nguồn tài chính của EU lên tới gần 1,7 tỷ Euro. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 10/2019, số tiền thực tế được sử dụng đúng mục đích chỉ đạt 278 triệu Euro (chiếm 16,5%). 

Hệ lụy từ việc buông lỏng quản lý 

Kinh phí tài trợ cho các dự án của OPR&D được tính toán sẽ bội chi 401 triệu Euro. Trong số đó, hơn 78 triệu Euro đã bị chi tính đến cuối tháng 10/2019. Theo tính toán, đến cuối năm 2023, gần 323 triệu Euro sẽ cần được phân bổ tiếp cho Chương trình. Đại diện Liên minh châu Âu cho rằng, việc phân bổ, sử dụng kinh phí tài trợ không tuân thủ các quy định, không đạt hiệu quả như cam kết và việc bội chi nghiêm trọng trên hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của Bộ Kinh tế Slovakia. 

Các kiểm toán viên cho rằng, nếu không chấn chỉnh công tác quản lý, phân bổ và sử dụng ngân sách tài trợ, các dự án của quốc gia sẽ thiếu hụt kinh phí nghiêm trọng, có thể bị bỏ dở giữa chừng gây nhiều hậu quả nặng nề hơn nữa.

Ủy ban châu Âu cho biết thêm, những năm gần đây, các trường hợp sử dụng ngân sách tài trợ từ ESI đã gia tăng và đang khiến các các quỹ tài trợ của Liên minh châu Âu dần cạn kiệt. Việc không tuân thủ các quy định sử dụng ngân sách tài trợ khiến các mục tiêu của các chương trình không thể hoàn thành, các nguồn tài nguyên của quốc gia nói riêng và châu Âu nói chung bị lãng phí nghiêm trọng. Các cơ quan được giao trách nhiệm thực hiện dự án không hoàn thành nhiệm vụ và yêu cầu đề ra sẽ phải chịu những hình phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, hệ lụy là cả Chính phủ sẽ phải chịu trách nhiệm và nhận những hình phạt từ Liên minh châu Âu.
THANH XUYÊN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Namibia: Giám sát lỏng lẻo dẫn đến nhiều khoản thanh toán trùng lặp

Namibia: Giám sát lỏng lẻo dẫn đến nhiều khoản thanh toán trùng lặp

(BKTO) - Bộ Nội vụ, Nhập cư, An toàn và An ninh (MHISS) Namibia vừa qua đã phải thực hiện công tác thu hồi hơn 2,3 triệu đô-la Namibia (khoảng 130 nghìn USD) do nhiều khoản chi bị thanh toán trùng lặp cho các nhà cung cấp dịch vụ cho Chính phủ nước này.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201