Thứ Bảy, 27/4/2024 - 09:56:55 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Ấn Độ: Tập đoàn Reliance dính hàng loạt bê bối tài chính

THỨ BA, 05/11/2019 11:10:00 | KIỂM TOÁN QUỐC TẾ
(BKTO) - Cuối tháng 10 vừa qua, Hãng kiểm toán độc lập PwC đã lên tiếng chỉ trích những sai phạm trong quản lý tài chính của Tập đoàn Reliance (Ấn Độ), dẫn đến sự sụp đổ của hàng loạt các công ty con do Tập đoàn kiểm soát. Đồng thời, PwC cáo buộc rằng Reliance đã không hợp tác hoàn toàn với Hãng kiểm toán trong quá trình điều tra nhằm hoàn thiện báo cáo.

PwC cho biết, các ngân hàng cho vay, bao gồm: Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Eximbank của Trung Quốc đã yêu cầu công ty con của Tập đoàn là Reliance Communications (RCom) trả ít nhất 2,1 tỷ USD trong số các khoản nợ hiện hữu của Tập đoàn. Theo hồ sơ, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc là nhà cho vay lớn nhất của RCom với các khoản vay trị giá 9,86 tỷ Rupee (140 triệu USD), tiếp theo là Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ với khoản vay trị giá 4,91 tỷ Rupee. Ngân hàng Eximbank của Trung Quốc đã tìm cách đòi Tập đoàn thanh toán 3,36 tỷ Rupee, Ngân hàng Công thương Trung Quốc thì yêu cầu bồi thường 1,554 tỷ Rupee tiền nợ.

Trong khi đó, một công ty con khác của Tập đoàn là Reliance Infrastructure đã báo cáo mức lỗ hằng quý lớn nhất từ ​​trước đến nay là 3,301 tỷ Rupee, làm mất đi số tiền hơn 8,5 tỷ Rupee ngay sau khi được hình thành.

Ông chủ của Tập đoàn - Anil Ambani - từng là một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới. Không chỉ bị bao vây bởi các khoản nợ lên tới hàng tỷ USD, ông này còn bị mất tới 523 triệu USD vốn chủ sở hữu trong tổng số DN mà ông sở hữu. Đáng chú ý, vốn chủ sở hữu không bị phong tỏa của ông, ngoại trừ cổ phiếu và tài sản cầm cố, giờ chỉ còn ở mức chưa đầy 109 triệu USD. Vào năm 2006, khối tài sản của ông đã lên tới 42 tỷ USD nhưng chỉ trong vòng 4 tháng gần đây, Tập đoàn Reliance được định giá chỉ còn hơn 8.000 USD.

Sau những bê bối về tài chính, Tập đoàn Reliance đã mất gần 90% tổng vốn hóa thị trường trong những năm qua và gần đây ông Anil Ambani đã phải bán hết 43% cổ phần trong liên doanh Quỹ tương hỗ Reliance Nippon Life Asset Management (RNLAM). Tập đoàn này cũng đang tìm cách bán đơn vị bảo hiểm của mình. Được biết, Công ty con RCom đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 31/5 vừa qua do mất khả năng thanh toán.

NGỌC QUỲNH
Theo Báo Kiểm toán số 44 ra ngày 31-10-2019

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Namibia: Giám sát lỏng lẻo dẫn đến nhiều khoản thanh toán trùng lặp

Namibia: Giám sát lỏng lẻo dẫn đến nhiều khoản thanh toán trùng lặp

(BKTO) - Bộ Nội vụ, Nhập cư, An toàn và An ninh (MHISS) Namibia vừa qua đã phải thực hiện công tác thu hồi hơn 2,3 triệu đô-la Namibia (khoảng 130 nghìn USD) do nhiều khoản chi bị thanh toán trùng lặp cho các nhà cung cấp dịch vụ cho Chính phủ nước này.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201