Thứ Sáu, 3/5/2024 - 05:37:13 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Afghanistan: Nhiều thách thức khi thực hiện kiểm toán môi trường

THỨ TƯ, 23/01/2019 14:15:00 | KIỂM TOÁN QUỐC TẾ
(BKTO) - Chương trình nghị sự năm 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDG) gồm 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu đã được công nhận trên phạm vi toàn cầu với 193 quốc gia đã cam kết thực hiện sáng kiến này, trong đó Chính phủ Afghanistan là một thành viên. Chính sách của Chính phủ Afghanistan là điều chỉnh các mục tiêu và chỉ số của SDG sao cho phù hợp với chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển của quốc gia. Tuy nhiên, đến nay, kiểm toán môi trường vẫn còn khá mới mẻ và lạ lẫm đối với các kiểm toán viên nhà nước Afghanistan.

Môi trường bị hủy hoại do trồng trọt và chăn nuôi

Rừng và vùng đầm lầy của Afghanistan đã bị hủy hoại do trồng trọt và chăn nuôi suốt hàng thế kỷ qua. Trong vài thập niên gần đây, những vấn đề đáng báo động về môi trường ở Afghanistan đã được cảnh báo khi nước này nhận thấy chất lượng môi trường có vai trò quan trọng với sự thịnh vượng về kinh tế. Nguyên nhân được chỉ ra là do hệ quả của sự bùng nổ dân số, trong khi có tới 80% dân số Afghanistan sống phụ thuộc vào trồng trọt và chăn nuôi. Vì thế, ở Afghanistan, quan ngại về bảo vệ môi trường cũng sâu sắc như quan ngại về kinh tế.

Nhận thức rõ tác động của những vấn đề môi trường, Khoản 15 Hiến pháp Afghanistan quy định: “Nhà nước phải có những biện pháp cần thiết để bảo vệ và cải thiện rừng cũng như môi trường sống”. Theo đó, Chính phủ Afghanistan đã phát triển một đạo luật cụ thể về các vấn đề môi trường. Đồng thời, Cơ quan Bảo vệ môi trường quốc gia Afghanistan cũng xây dựng bộ Quy định và Chiến lược môi trường.

Trong quá trình quốc hữu hóa, Afghanistan đã chia 17 mục tiêu SDG cho 8 khu vực kinh tế - xã hội tương ứng với kế hoạch và chính sách của các Bộ, ban, ngành liên quan nhằm đơn giản hóa việc lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ. Hội đồng Bộ trưởng cấp cao của Afghanistan giám sát quá trình quốc hữu hóa, đảm bảo rằng các mục tiêu, chỉ số của SDG đã được đưa vào trong quá trình xây dựng chiến lược và chính sách của các cơ quan được Nhà nước cấp ngân sách.

Cột mốc năm 2030 ngày càng tới gần, các quốc gia đều thừa nhận kế hoạch quốc gia và vai trò của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) là rất quan trọng. Các SAI có thể đóng góp lớn cho việc thực thi các SDG, đặc biệt là nhờ vào quá trình theo dõi và đánh giá việc thực hiện các SDG. Việc kiểm toán và trình kết quả cho cơ quan lập pháp và Chính phủ sẽ giúp lấp đầy những khoảng trống và vượt qua những thách thức đối với các chỉ số của SDG. Tất nhiên, vai trò của các SAI sẽ phụ thuộc vào cách tiếp cận của Chính phủ nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến SDG.

Hiện nay, không có bất cứ chỉ thị nào để Tổ chức Kiểm toán Nhà nước (SAO) Afghanistan thực hiện các chủ đề kiểm toán môi trường nhưng trong bản sửa đổi luật của SAO Afghanistan mới nhất đang chờ phê duyệt, kiểm toán môi trường đã được định nghĩa rõ ràng trong Luật Kiểm toán. Các vấn đề và thách thức về môi trường là một mối quan ngại lớn của Chính phủ cũng như xã hội, do đó, SAO Afghanistan sẽ đưa kiểm toán môi trường cho Ban Kiểm toán hoạt động quản lý và thực hiện. 

Cần nguồn nhân lực và hành lang pháp lý

Liên quan đến kiểm toán môi trường, Ban Kiểm toán hoạt động của SAO Afghanistan đã thực hiện một cuộc kiểm toán hoạt động đánh giá hiệu năng lồng ghép với kiểm toán môi trường về các hoạt động quản lý chất thải và hoạt động của tỉnh Kabul vào năm 2015.

Theo chia sẻ của SAO Afghanistan, những thách thức chính trong việc cải thiện kiểm toán môi trường hướng tới phát triển bền vững là sự “mới mẻ, lạ lẫm” đối với các kiểm toán viên. Dù rằng các cán bộ nhân viên đã được đào tạo trong và ngoài nước cả về kiểm toán hoạt động lẫn kiểm toán môi trường nhưng họ vẫn cần được tiếp tục phát triển năng lực làm việc. Bên cạnh việc kiểm toán viên còn thiếu kinh nghiệm, SAO Afghanistan còn thiếu các chuyên gia môi trường có thể tham gia vào việc kiểm toán môi trường. Thách thức nữa là sự phối hợp giữa Cơ quan Bảo vệ môi trường quốc gia với SAO còn lỏng lẻo. Hơn thế, hiện Afghanistan vẫn chưa có chỉ thị nào về kiểm toán môi trường.

Tuy nhiên, gần đây, các SDG về môi trường đang được lồng ghép và đồng bộ với các chính sách, chiến lược và ngân sách của Afghanistan. Công cuộc quốc hữu hóa các SDG về môi trường, công thức kiểm soát, cơ chế giám sát và xây dựng một chiến lược truyền thông đã có những tiến bộ nhất định nhằm đạt được những bước tiến trong việc thực thi các SDG về môi trường trong tương lai.

Các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc là toàn diện và liên quan đến nhiều lĩnh vực kỹ thuật và phi kỹ thuật khác nhau. Tại Afghanistan, SAO chủ yếu tập trung vào kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ. Do đó, việc phát triển kiểm toán các mục tiêu SDG sẽ giúp SAO Afghanistan thực hiện kiểm toán hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau và quen dần với các kỹ thuật kiểm toán mới. Hơn nữa, việc cung cấp các báo cáo kiểm toán môi trường cho cộng đồng và báo chí truyền thông sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và củng cố vị thế của SAO Afghanistan.

PHÚC KHANG
Theo Báo Kiểm toán số 03 ra ngày 17-01-2019

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Namibia: Giám sát lỏng lẻo dẫn đến nhiều khoản thanh toán trùng lặp

Namibia: Giám sát lỏng lẻo dẫn đến nhiều khoản thanh toán trùng lặp

(BKTO) - Bộ Nội vụ, Nhập cư, An toàn và An ninh (MHISS) Namibia vừa qua đã phải thực hiện công tác thu hồi hơn 2,3 triệu đô-la Namibia (khoảng 130 nghìn USD) do nhiều khoản chi bị thanh toán trùng lặp cho các nhà cung cấp dịch vụ cho Chính phủ nước này.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201