Thứ Năm, 25/4/2024 - 16:46:46 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Cắt giảm hơn 70% điều kiện kinh doanh, Bộ Công Thương tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp

THỨ TƯ, 12/05/2021 14:25:00 | HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
(BKTO) - Hơn 70% điều kiện kinh doanh đã được cắt giảm sau 4 năm và 220/295 dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đã được triển khai ở mức độ 3, 4. Đây là những con số minh chứng cho việc mạnh tay cắt giảm điều kiện kinh doanh, quyết liệt cải cách thủ tục hành chính của Bộ Công Thương và đã được Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao.

Cắt giảm điều kiện kinh doanh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (Ảnh minh họa) - Nguồn: TTXVN


Gần 900 điều kiện kinh doanh được cắt giảm

Theo Ban chỉ đạo 35 Bộ Công Thương, quán triệt tinh thần Chính phủ kiến tạo, hành động với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ” và coi nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, Bộ Công Thương đã chủ động, tích cực, quyết liệt cải cách hành chính thông qua đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý ngành.

 
Bộ Công Thương là Bộ quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực, tạo ra 60 - 70% GDP của cả nước và cũng là một trong những Bộ, ngành có nhiều chính sách ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Số lượng các thủ tục, điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ tương đối lớn. Theo thống kê đến thời điểm trước năm 2016, toàn ngành Công Thương có khoảng 1.216 điều kiện kinh doanh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nêu rõ, trong năm 2017 và 2018, Bộ Công Thương là Bộ tiên phong trong việc thực hiện cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Qua đó, Bộ Công Thương đã cắt giảm, đơn giản hóa 675 điều kiện kinh doanh trên tổng số 1.216 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ (chiếm tỷ lệ 55,5%).

Năm 2019 và 2020, Bộ Công Thương tiếp tục là Bộ tiên phong hoàn thành việc cắt giảm điều kiện kinh doanh cho giai đoạn này với việc trình Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 5/02/2020 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
 

Nhiều điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa (Ảnh minh họa) - Nguồn: TTXVN


Theo đó, Bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa 205 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý, tập trung vào cắt giảm các điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực như an toàn thực phẩm, kinh doanh thuốc lá, kinh doanh rượu, hóa chất, điện lực, ô tô, kinh doanh khí, khoáng sản.

Như vậy, sau 2 giai đoạn thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh, Bộ Công Thương đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa tổng cộng là 880 điều kiện trên tổng số 1.216 điều kiện (chiếm trên 70%). Trong số các điều kiện kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa trong thời gian vừa qua, nhiều điều kiện kinh doanh được cắt giảm có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) cũng được Bộ Công Thương quan tâm đẩy mạnh thực hiện. Năm 2020, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-BCT tiếp tục rà soát để cắt giảm, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh và cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành.
 

Tích cực triển khai các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 - Nguồn: Tapchitaichinh


Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, Bộ Công Thương đã chủ động triển khai hàng loạt các các giải pháp nhằm đổi mới mạnh mẽ phương thức làm việc, tạo sự thay đổi rõ rệt trong xây dựng Chính phủ điện tử và giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

 
Đến cuối tháng 6/2020, phương án tổng thể đơn giản hóa TTHC năm 2020 của Bộ đã được thông qua, trong đó quyết định cắt giảm, đơn giản hóa 53 TTHC (bãi bỏ 5 TTHC, đơn giản hóa 48 TTHC). Với 444 TTHC hiện có, Bộ đã phân cấp cho các địa phương thực hiện 147 TTHC (130 TTHC thực hiện ở cấp tỉnh; 15 TTHC thực hiện ở cấp huyện, 02 TTHC thực hiện ở cấp xã).
 
Đến thời điểm này, tất cả 295 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 2 trở lên.

Cổng Dịch vụ công của Bộ cũng đang cung cấp 220 DVCTT mức độ 3, 4 tại địa chỉ https://dichvucong.moit.gov.vn (trong đó có 159 DVCTT mức độ 3; 61 DVCTT mức độ 4). Đã có gần 36.000 DN đăng ký sử dụng Cổng DVCTT của Bộ.

Đồng thời, 11 nhóm DVCTT đã được Bộ Công Thương thực hiện kết nối với Cơ chế một cửa quốc gia và đạt tổng số hồ sơ thực hiện trong năm 2020 là 256.708 hồ sơ. Riêng đối với thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), kết nối thành công và đã trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 9 nước bao gồm: Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Bruinei, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines.

Trong năm 2020, tổng số hồ sơ điện tử đã trao đổi với các nước là 182.869 hồ sơ. Đây là chứng từ điện tử đầu tiên của Việt Nam được gửi ra nước ngoài, tạo tiền đề để Việt Nam tiếp tục trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện tử khác với các nước, khối - cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, Bộ Công Thương đã được Chính phủ ghi nhận là một trong những đơn vị đi đầu trong cả nước đối với việc kết nối Cổng DVCQG cả về số lượng DVCTT và số lượng hồ sơ điện tử.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát, thực hiện một cách triệt để các dịch vụ công trực tuyến vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội./.
 
Bộ Công Thương đã đưa tổng cộng 131 DVCTT mức độ 3, 4 lên Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Đến nay, Cổng DVC Bộ Công Thương đã trao đổi 724.497 bộ hồ sơ điện tử với Cổng DVCQG. Đối với thủ tục Thông báo thực hiện khuyến mại của các doanh nghiệp, Cổng DVCQG đã nhận hơn 10.059 bộ hồ sơ điện tử trong năm 2020.
 
H.THOAN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

42% doanh nghiệp châu Âu sẽ tăng vốn đầu tư vào Việt Nam

42% doanh nghiệp châu Âu sẽ tăng vốn đầu tư vào Việt Nam

(BKTO) - Dù trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn và niềm tin bị giảm sút, song vẫn có 42% doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho biết sẽ tăng vốn đầu tư trong những tháng cuối năm 2022.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201