Thứ Hai, 29/4/2024 - 18:33:55 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Doanh nghiệp và người chăn nuôi gặp khó vì giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao

THỨ NĂM, 20/05/2021 08:25:00 | KINH TẾ - XÃ HỘI
(BKTO) - 4 tháng đầu năm, chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,77%. Trong đó, giá nhóm sản phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao, khiến người chăn nuôi và các doanh nghiệp liên quan phải đối mặt với nhiều thách thức - Tổng cục Thống kê nhận định.

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng mạnh

Chỉ tính riêng tháng 4/2021, chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,89% so với tháng trước và tăng 7,82% so với cùng kỳ năm trước.
 

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao (Ảnh minh họa) - Ảnh: Eurofins


Theo Tổng cục Thống kê, giá nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu đi lên bắt đầu từ giữa năm 2020 và càng đến gần cuối năm, giá càng tăng mạnh.

Đến nay, giá nhiều loại ngũ cốc như ngô, đậu tương chưa có dấu hiệu đi xuống, minh chứng là trong tháng qua, giá vẫn tiếp tục tăng. Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên khi hầu hết đều trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung, vừa sản xuất, vừa chờ nguyên liệu, tiếp đến là những người nông dân, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt với người chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ.

Lý giải nguyên nhân giá nhóm sản phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng, Tổng cục Thống kê cho biết, do nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới giảm; chi phí vận chuyển nguyên liệu nhập khẩu tăng cao từ việc thiếu tàu biển và container ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; biến đổi khí hậu làm mất mùa.

Bên cạnh đó, một số nước chuyển hướng đầu tư nông sản và Trung Quốc tăng thu mua nguyên liệu thức ăn chăn nuôi làm cho giá thức ăn chăn nuôi trên thế giới tăng.

Nguồn cung chủ yếu phải nhập khẩu

Theo phân tích của các chuyên gia, ở Việt Nam, nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chủ yếu từ nhập khẩu (chiếm khoảng 80% - 85%), giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi 4 tháng đầu năm 2021 tăng 6,66% so với cùng kỳ năm 2020 nên ảnh hưởng đến giá thức ăn chăn nuôi trong nước.

Người chăn nuôi và các doanh nghiệp liên quan đang phải đối mặt với nhiều thách thức bởi giá nhóm sản phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho ngành công nghiệp chế biến tháng 4/2021 tăng 2,48% so với tháng trước và tăng 13,49% so với cùng kỳ năm 2020.
 

Doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đang gặp nhiều thách thức do giá nguyên liệu tăng cao (Ảnh minh họa) - Ảnh: baonhandan


Số liệu cho thấy, tính chung 4 tháng đầu năm nay, sản phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho ngành công nghiệp chế biến đã tăng 8,79%. Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp tháng 4 tăng 1,26% và tăng 5,09% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 4 tháng tăng 3,6%.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thống kê, để khắc phục những khó khăn, các doanh nghiệp cần chủ động tăng cường dự trữ nguyên liệu cho sản xuất, tránh trình trạng thiếu hụt khi giá tăng cao.

Đồng thời với việc dự trữ, các doanh nghiệp và hộ sản xuất cần chủ động tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có cho thức ăn chăn nuôi trong nước thay thế cho nguồn nhập khẩu như khô hạt điều, cám điều, bã sắn, cám gạo.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần nghiên cứu giảm thuế nhập khẩu cũng như giảm chi phí vận chuyển, lưu kho bãi để giảm giá thành, đảm bảo nguồn cung, ổn định sản xuất trong nước.

H.THOAN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201