Thứ Sáu, 3/5/2024 - 08:00:12 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Tiếp tục hoàn thiện Đề cương Quy định về xử lý trách nhiệm trong hoạt động kiểm toán đối với kiểm toán viên và lãnh đạo các cấp của KTNN

THỨ BA, 13/11/2018 19:10:00 | HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
(BKTO) - Chiều 13/11, tại trụ sở KTNN, đã diễn ra cuộc họp của Tổ soạn thảo Quy định về xử lý trách nhiệm trong hoạt động kiểm toán đối với kiểm toán viên và lãnh đạo các cấp của KTNN. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh- Tổ trưởng Tổ soạn thảo chủ trì cuộc họp.

 

Quang cảnh cuộc họp- Ảnh: Minh Thúy

Báo cáo tại cuộc họp, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Đặng Văn Hải- Tổ phó Tổ soạn thảo cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo KTNN, Vụ Pháp chế với vai trò là đơn vị thường trực Tổ soạn thảo đã tổng hợp ý kiến góp ý của các thành viên Tổ soạn thảo và xây dựng Đề cương Quy định về xử lý trách nhiệm trong hoạt động kiểm toán đối với kiểm toán viên và lãnh đạo các cấp của KTNN (Đề cương Quy định).

Theo đó, Đề cương gồm 4 chương, 50 Điều, trong đó xác định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; nguyên tắc xử lý; trách nhiệm phát hiện và báo cáo hành vi vi phạm trong hoạt động kiểm toán của kiểm toán viên và lãnh đạo các cấp của KTNN. Đề cương cũng quy định về các hành vi vi phạm; các biện pháp, thẩm quyền, thủ tục xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động kiểm toán của kiểm toán viên nhà nước và lãnh đạo các cấp của KTNN.

Trên cơ sở Đề cương Quy định, tại cuộc họp, các thành viên Tổ soạn thảo đã thảo luận, làm rõ thêm về hình thức văn bản và các nội dung liên quan đến việc xác định phạm vi điều chỉnh; các hành vi vi phạm; căn cứ, tính chất để xử lý các hành vi vi phạm cũng như mức độ xử lý vi phạm; thẩm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động kiểm toán của kiểm toán viên nhà nước và lãnh đạo các cấp của KTNN. Các thành viên Tổ soạn thảo cho rằng, phạm vi điều chỉnh của văn bản này chỉ nên giới hạn trong hoạt động kiểm toán vì đây là văn bản quản lý của ngành và áp dụng đối với kiểm toán viên, công chức, viên chức và người lao động của KTNN. Đối với các hành vi vi phạm cần được thiết kế theo nhóm hành vi đối với từng đối tượng cho phù hợp và dễ thực hiện.

Kết luận cuộc họp, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh yêu cầu, Vụ Pháp chế tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên Tổ soạn thảo, tiếp tục làm rõ, hoàn thiện thêm một số nội dung Đề cương quy định, gửi xin ý kiến các thành viên Tổ soạn thảo; đồng thời xây dựng dự kiến phân công các thành viên và lập kế hoạch triển khai các bước tiếp theo.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước lưu ý, về mặt hình thức, đây là văn bản do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành. Vì vậy, các thành viên trong Tổ soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc để xác định rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng cho phù hợp; đặc biệt là cần liệt kê, xác định được đầy đủ các hành vi vi phạm, các hình thức xử lý tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

Trước đó, ngày 31/8/2018, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban hành Quyết định 1803/QĐ-KTNN về việc thành lập Tổ soạn thảo văn bản “Cơ chế xử lý trách nhiệm trong hoạt động kiểm toán đối với kiểm toán viên và lãnh đạo các cấp của Kiểm toán Nhà nước” gồm 12 thành viên do Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh là Tổ trưởng và các thành viên là cán bộ Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tổng hợp, Thanh tra KTNN, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán.

Đ. KHOA

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn giảng viên về kiểm toán hoạt động trong khuôn khổ hợp tác với CAAF

Tập huấn giảng viên về kiểm toán hoạt động trong khuôn khổ hợp tác với CAAF

(BKTO) - Trong 03 ngày 28, 31/10 và 01/11 tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam phối hợp với Quỹ Kiểm toán và Trách nhiệm giải trình Canada (CAAF) tổ chức khóa đào tạo dành cho đội ngũ giảng viên về kiểm toán hoạt động (KTHĐ) trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa KTNN Việt Nam và CAAF.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201