Thứ Năm, 7/11/2024 - 19:44:59 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Kiểm toán môi trường biển: Đúc rút kinh nghiệm từ quốc tế

THỨ NĂM, 20/10/2022 08:35:00 | HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
(BKTO) - Kiểm toán môi trường (KTMT) biển - một chủ đề kiểm toán chuyên sâu của KTMT, đã được nhiều cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trên thế giới lựa chọn. Tại Việt Nam, đây là một lĩnh vực kiểm toán mới, rất cần được chú trọng trong thời gian tới.


KTMT biển là yêu cầu cấp thiết góp phần nâng cao hiệu quản lý nhà nước về môi trường biển. Ảnh sưu tầm
 
Cần thiết phải kiểm toánmôi trường biển  

Theo nghiên cứu “Thực trạng ô nhiễm môi trường biển và KTMT biển vì sự phát triển bền vững” của ThS. Nguyễn Tiến Phước và ThS. Đoàn Huy Vinh (KTNN khu vực VIII), KTMT biển góp phần tăng cường năng lực quản lý và bảo vệ môi trường biển của các cơ quan quản lý môi trường; giúp tăng cường nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường biển của lãnh đạo và nhân viên trong cơ quan, đơn vị, thúc đẩy cơ quan, đơn vị phát triển bền vững và bảo vệ môi trường biển. 

Cũng theo Nhóm nghiên cứu, KTMT biển được coi là một lĩnh vực (chủ đề) kiểm toán chuyên sâu đặc biệt của KTMT bởi: Môi trường biển là đồng nhất không phân chia địa giới hành chính và chịu sự tác động của nhiều nguồn ô nhiễm. Bảo vệ môi trường biển hiện nay không chỉ là vấn đề của một địa phương, vùng, quốc gia mà là vấn đề mang tính toàn cầu, ảnh hưởng tới tất cả các nước trên thế giới.

Bên cạnh đó, biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; có liên quan đến lợi ích và sự tham gia của nhiều chủ thể (các Bộ, ngành Trung ương, địa phương), nhiều ngành, lĩnh vực (khai thác khoáng sản, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, du lịch, dầu khí, vận tải biển…). Bởi vậy, phải tăng cường quản lý tổng hợp, gắn bảo vệ môi trường biển với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu. Ngoài ra, KTMT biển đòi hỏi kiểm toán viên (KTV) phải có kiến thức, kinh nghiệm rất rộng về khoa học và thực tế trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Quản lý, địa lý, hóa học, sinh học, kiểm toán, kinh tế, tài chính, công nghệ thông tin, đặc biệt phải có kiến thức, hiểu biết về biển và đại dương… 

Ở Việt Nam, vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên ngày càng được Chính phủ quan tâm sâu sắc. Hằng năm, ngân sách nhà nước và các nguồn lực lớn của nhân dân, các tổ chức trong nước và quốc tế đã đầu tư cho việc bảo vệ môi trường. Dù vậy, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức về ô nhiễm môi trường, trong đó có ô nhiễm môi trường biển, nhất là ô nhiễm nước thải và rác thải biển. Chính vì vậy, KTMT biển là yêu cầu cấp thiết nhằm đánh giá thực trạng môi trường biển, đưa ra các kiến nghị sửa đổi cơ chế, chính sách để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường biển. 

Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Kiểm toán nhà nước Việt Nam

KTMT nói chung và KTMT biển nói riêng đang được các SAI thành viên Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) triển khai ngày càng nhiều ở phạm vi quốc gia (đưa vào kế hoạch kiểm toán hằng năm), phạm vi khu vực và quốc tế (phối hợp thực hiện kiểm toán giữa các SAI). 

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để nâng cao chất lượng KTMT, trong đó có KTMT biển, các quốc gia thành viên đã xây dựng những quy định pháp lý, văn bản pháp luật về quản lý môi trường, từ đó tạo ra hành lang pháp lý để các SAI giám sát việc triển khai các quy định này. Các SAI: Malaysia, Trung Quốc... đã thành lập tổ chức KTMT và xây dựng đội ngũ KTV chuyên trách về KTMT đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc; đồng thời, xây dựng các hướng dẫn, chỉ dẫn nhằm hỗ trợ các KTV, trong đó bao gồm các chỉ dẫn về KTMT biển. 

KTMT biển chủ yếu sử dụng phương pháp kiểm toán hoạt động, một số SAI kết hợp nội dung của kiểm toán tuân thủ. Mục tiêu kiểm toán thường gắn với đánh giá hiệu quả, hiệu lực của bộ máy tổ chức, quản lý môi trường biển. Các SAI như: Canada sử dụng pháp luật của quốc gia, thỏa thuận và cam kết quốc tế làm tiêu chí kiểm toán; SAI Trung Quốc và Malaysia rất chú trọng tới việc ứng dụng công nghệ viễn thám, Big Data.. vào hoạt động KTMT. 

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm về KTMT biển của một số SAI trên thế giới, Nhóm nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm cho KTNN Việt Nam. Theo đó, pháp luật về KTNN phải quy định rõ nhiệm vụ KTMT, trong đó có KTMT biển, tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành kiểm toán của KTNN. Hệ thống chuẩn mực, quy trình, hướng dẫn, hệ thống hồ sơ, mẫu biểu về KTMT cần được tiếp tục hoàn thiện nhằm giúp KTV có định hướng, phương pháp tiếp cận và tiến hành thực hiện các cuộc KTMT theo từng giai đoạn của quy trình kiểm toán, cũng như đối với từng chủ đề, lĩnh vực KTMT cụ thể, trong đó có KTMT biển. 

Việc bố trí nhân sự tham gia cuộc KTMT nói chung và KTMT biển nói riêng phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, có trình độ chuyên sâu. KTNN Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động kiểm toán, nhất là việc nghiên cứu các ứng dụng Big Data và hệ thống thông tin địa lý để tiến hành lấy mẫu và phân tích trong các cuộc KTMT. Đồng thời, ngân hàng dữ liệu về môi trường quốc gia sẽ giúp KTV thu thập thông tin để lựa chọn chủ đề kiểm toán tiềm năng, xác định trọng yếu và rủi ro, xây dựng nội dung, tiêu chí của cuộc kiểm toán. 

Môi trường hiện nay không chỉ là vấn đề của một địa phương, vùng, quốc gia mà là vấn đề mang tính toàn cầu, ảnh hưởng tới tất cả các nước trên thế giới. Học tập kinh nghiệm từ SAI Malaysia, KTNN Việt Nam cần phối hợp với các SAI trong khu vực và trên thế giới để thực hiện các cuộc KTMT, đặc biệt là môi trường biển nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm chuyên môn, xây dựng và sử dụng chung cơ sở dữ liệu về môi trường biển, qua đó đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực, kinh nghiệm cho các KTV làm nhiệm vụ KTMT./.
 
Theo INTOSAI, mục tiêu và nội dung của mỗi cuộc KTMT biển tùy thuộc vào loại hình kiểm toán được thực hiện, có thể là kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Trong thực hiện kiểm toán, tùy theo từng chủ đề, tính chất mà cuộc KTMT có thể tiếp cận theo hệ thống, vấn đề hay kết quả.

HỒNG NHUNG

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn giảng viên về kiểm toán hoạt động trong khuôn khổ hợp tác với CAAF

Tập huấn giảng viên về kiểm toán hoạt động trong khuôn khổ hợp tác với CAAF

(BKTO) - Trong 03 ngày 28, 31/10 và 01/11 tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam phối hợp với Quỹ Kiểm toán và Trách nhiệm giải trình Canada (CAAF) tổ chức khóa đào tạo dành cho đội ngũ giảng viên về kiểm toán hoạt động (KTHĐ) trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa KTNN Việt Nam và CAAF.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     2 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201