Thứ Bảy, 27/4/2024 - 02:36:05 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Ban hành Đề cương kiểm toán chuyên đề “Việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ”

THỨ TƯ, 09/02/2022 23:47:25 | HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
(BKTO) - Đề cương kiểm toán chuyên đề “Việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ” (Đề cương kiểm toán chuyên đề) vừa được Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Sỹ Thanh ban hành theo Quyết định số 80/QĐ-KTNN, đã xác định rõ mục tiêu, phạm vi, nội dung và các vấn đề trọng tâm của cuộc kiểm toán chuyên đề.

Tại Việt Nam, từ đầu năm 2020 đến nay đã trải qua 4 đợt dịch, dịch bệnh lây lan nhanh, mạnh, diễn biến hết sức phức tạp, kéo dài trên nhiều địa phương; các ca lây nhiễm tăng nhanh trong thời gian ngắn. Dịch bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội.

Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, Đảng và Nhà nước đã thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và ban hành nhiều chính sách nhằm thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế - xã hội, hỗ trợ người dân và DN gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trong đó có các cơ chế, chính sách đối với lực lượng tuyến đầu chống dịch; cơ chế, chính sách với bệnh nhân được điều trị, người bị cách ly y tế; cơ chế, chính sách đối với người lao động; cơ chế, chính sách an sinh, xã hội; cơ chế, chính sách đối với lực lượng sản xuất và lưu thông hàng hóa, các đơn vị sử dụng người lao động.
 

Các đoàn kiểm toán sẽ làm rõ trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương trong việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí phòng, chống Covid-19. Ảnh minh họa: N.LỘC


Theo Đề cương kiểm toán chuyên đề, mục tiêu của cuộc kiểm toán nhằm đánh giá tính khả thi, kịp thời trong ban hành các văn bản về huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ của Bộ, ngành và địa phương; đánh giá tính tuân thủ các văn bản về huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ tại các Bộ, ngành, địa phương; đánh giá việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ tại các Bộ, ngành, địa phương; đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của việc ban hành một số chính sách đến lực lượng tuyến đầu, bệnh nhân, người lao động và chính sách an sinh, xã hội.

Đặc biệt, thông qua kiểm toán phát hiện những bất cập để kiến nghị sửa đổi cơ chế, chính sách, đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế trong quá trình quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện; phát hiện kịp thời các tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện; cung cấp những thông tin, số liệu tin cậy cho Quốc hội, Chính phủ, HĐND và các cơ quan có thẩm quyển thực hiện chức năng giám sát, quản lý nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Căn cứ vào mục tiêu đề ra, các đoàn kiểm toán cũng sẽ làm rõ trách nhiệm của Bộ, ngành trong việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí gồm: Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Trách nhiệm của các địa phương trong việc huy động, sử dụng nguồn lực chống dịch và chỉ đạo thực hiện chính sách phòng, chống dịch bệnh như: bố trí địa điểm làm khu vực cách ly y tế tập trung đối với các đối tượng nhập cảnh và người dân trên địa bàn; hỗ trợ các đối tượng là lực lượng chống dịch, người dân, người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung cho công tác phòng, chống dịch Covid-19...
 
Theo yêu cầu đặt ra trong Đề cương kiểm toán chuyên đề, trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin lập kế hoạch kiểm toán, các đoàn kiểm toán cần căn cứ các hồ sơ, tài liệu, thông tin thu thập được và thực trạng hoạt động của các đơn vị để xác định trọng yếu kiểm toán cụ thể, chính xác hơn nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Nội dung kiểm toán sẽ bao gồm kiểm toán tổng hợp tại các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các đơn vị tại địa phương.

Các vấn đề trọng tâm của cuộc kiểm toán bao gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các văn bản, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tại các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, các địa phương được kiểm toán; việc huy động, phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và các chính sách hỗ trợ tại các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương được kiểm toán; công tác kiểm tra, giám sát và báo cáo đánh giá tình hình thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương được kiểm toán.
N.LỘC

 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn giảng viên về kiểm toán hoạt động trong khuôn khổ hợp tác với CAAF

Tập huấn giảng viên về kiểm toán hoạt động trong khuôn khổ hợp tác với CAAF

(BKTO) - Trong 03 ngày 28, 31/10 và 01/11 tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam phối hợp với Quỹ Kiểm toán và Trách nhiệm giải trình Canada (CAAF) tổ chức khóa đào tạo dành cho đội ngũ giảng viên về kiểm toán hoạt động (KTHĐ) trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa KTNN Việt Nam và CAAF.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201