Thứ Năm, 25/4/2024 - 16:50:01 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Ngành giáo dục cần chuẩn bị tốt mọi nguồn lực để thực hiện chương trình mới

THỨ TƯ, 09/01/2019 22:05:00 | GIÁO DỤC
(BKTO) - Chiều ngày 09/01, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương ngay từ lúc này cần chuẩn bị tốt mọi nguồn lực, sẵn sàng cho việc triển khai chương trình mới.

 

Hội nghị trực tuyến triển khai chương trình GDPT mới

Chương trình GDPT mới bao gồm Chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký ban hành ngày 26/12/2018.

Chương trình GDPT được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Giai đoạn giáo dục cơ bản nhằm trang bị cho học sinh tri thức, kĩ năng nền tảng; hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi; chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai; đáp ứng yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở theo các hướng: học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp nhằm phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng học sinh, bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau giáo dục phổ thông có chất lượng hoặc tham gia cuộc sống lao động.

Một trong những nội dung đáng chú ý trong Chương trình GDPT mới được đại diện Bộ GD&ĐT đề cập, đó là chương trình GDPT mới sẽ giảm tải chương trình học cho học sinh cũng như gia tăng lượng kiến thời, thời gian thực hành.

Tổng chủ biên chương trình GS. Nguyễn Minh Thuyết cho hay, ở chương trình GDPT mới đã trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục. Qua đó góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

Đặc biệt, để kịp thời bắt nhịp với chương trình GDPT mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu nâng cao trách nhiệm của hiệu trưởng các nhà trường, giáo viên và sự quan tâm của lãnh đạo các địa phương trong cả việc hoàn thiện cơ sở vật chất và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng sự thành công của chương trình phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Do đó, cần hướng đến chất lượng cũng như động lực, tránh áp lực để đội ngũ này phát huy hết tiềm năng…

Trước ý kiến của nhiều đơn vị về tình trạng thừa, thiếu giáo viên khi thực hiện dạy tích hợp môn theo chương trình GDPT mới, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, mặc dù là tích hợp nhưng so với chương trình hiện hành không bỏ môn nào nên không lo ngại tình trạng thừa giáo viên.

Tại hội nghị, các đại biểu đặt ra nhiều vấn đề khó khăn khi triển khai như: dạy tích hợp liên môn, tuyển giáo viên làm sao để phù hợp, thực hiện tự chủ nhà trường, mua sắm trang thiết bị để không gây lãng phí… Qua đó mong muốn Bộ GD&ĐT sớm có những văn bản hướng dẫn thực hiện để chương trình được triển khai đồng bộ, hiệu quả.
 
Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ triển khai với lớp 1 trên toàn quốc từ năm học 2020-2021. Các năm tiếp theo sẽ triển khai lần lượt với lớp 2, lớp 6 từ năm học 2021-2022...

Cụ thể, lộ trình áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới như sau: Năm học 2020-2021 đối với lớp 1; Năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; Năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; Năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; Năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
 
Tin và ảnh: NGUYỄN LỘC 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201