Thứ Sáu, 3/5/2024 - 15:34:34 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Việt Nam sẽ đi tiên phong trong nỗ lực chấm dứt bệnh Lao

THỨ SÁU, 03/08/2018 17:50:00 | Y TẾ
(BKTO) - Từ một trong những quốc gia chịu gánh nặng lớn về bệnh Lao trên toàn cầu và là một trong số những nước có gánh nặng bệnh Lao cao hàng đầu trong khu vực, với những nỗ lực của các cấp, ngành, Việt Nam đã chuyển từ cam kết văn bản đến hành động thiết thực bằng việc không chỉ làm giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này…

Tỷ lệ khỏi bệnh cao, tỷ lệ tử vong giảm rõ rệt

Theo PGS,TS. Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống Lao Quốc gia, năm 2017, Việt Nam có thêm 126.000 người mắc Lao và có 13.000 người chết do Lao. Trong số 30 nước có gánh nặng bệnh Lao cao, Việt Nam xếp thứ 16 đối với tất cả bệnh Lao, xếp thứ 13 về Lao kháng thuốc.

Hằng năm, cả nước phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc Lao. Tỷ lệ phát hiện đạt 85% số mắc mới hằng năm, con số này trên toàn cầu là 61%. Như vậy, cả nước vẫn còn khoảng 15% người mắc bệnh chưa được phát hiện trong cộng đồng để đưa vào điều trị sớm.

Tuy nhiên, Việt Nam đã duy trì tỷ lệ khỏi bệnh cao (trên 90% trong số mới mắc lần đầu). Lao đa kháng thuốc cũng được phát hiện và điều trị với tỷ lệ khỏi bệnh cao. Đến năm 2017, đã thu nhận điều trị cho 5.827 người bệnh Lao kháng thuốc với tỷ lệ khỏi bệnh trên 75%, so với con số này trên toàn cầu là 52%.

Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong phòng chống lao - Ảnh: ST


Cũng theo thống kê của Chương trình chống Lao Quốc gia, xu hướng giảm bệnh Lao khá rõ rệt, nhất là số tử vong do Lao. Ước tính của WHO chỉ ra rằng, trong năm 2016 tại Việt Nam có 16.000 người tử vong do bệnh Lao thì con số này năm 2017 là 13.000 người; người có bệnh Lao đồng nhiễm HIV cũng ngày càng giảm, tỷ lệ mắc lao ở trẻ em giảm nhiều…

Phấn đấu đến năm 2030, cơ bản chấm dứt bệnh Lao ở Việt Nam

Để đạt được những kết quả này, thời gian qua, Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp lý khá đầy đủ cho việc chấm dứt bệnh Lao. Nghị quyết 20 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đặt ra mục tiêu chấm dứt bệnh Lao vào năm 2030.

Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược Quốc gia phòng chống Lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu: Đến năm 2020 giảm mắc Lao trong cộng đồng xuống dưới 131/100.000 người dân; giảm chết do Lao xuống dưới 10/100.000 người dân; khống chế số người mắc bệnh Lao đa kháng thuốc với tỷ lệ dưới 5% trong tổng số người bệnh Lao mới phát hiện. Tầm nhìn đến năm 2030, tiếp tục giảm số người chết do bệnh Lao và giảm số người mắc bệnh Lao trong cộng đồng xuống dưới 20/100.000 người dân, hướng tới mục tiêu để người dân Việt Nam được sống trong môi trường không còn bệnh Lao. Chương trình chống Lao tiếp tục được ưu tiên trong Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số 2016-2020, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư hướng dẫn phối hợp y tế công - tư trong phòng chống Lao, ưu tiên tiếp cận bảo hiểm y tế cho khám chữa Lao.

Hệ thống y tế phòng, chống Lao và bệnh phổi toàn quốc gồm 50 bệnh viện chuyên khoa có trình độ cao cùng với các đối tác trong nước và quốc tế tạo nên mạng lưới phòng, chống Lao mạnh, hoạt động rất hiệu quả; ứng dụng nhiều kỹ thuật công nghệ mới, thuốc mới, phương pháp tiếp cận mới như: chương trình nghiên cứu điều trị Lao tiềm ẩn trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc mới…

Đánh giá cao những kết quả đã đạt được của Chương trình chống Lao Quốc gia Việt Nam thời gian qua, trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam mới đây, TS. Tereza Kasaeva - Giám đốc Chương trình chống Lao toàn cầu của WHO cho rằng: Việt Nam từ một trong những quốc gia chịu gánh nặng lớn về bệnh Lao trên toàn cầu và là một trong số những nước có gánh nặng bệnh Lao cao hàng đầu trong khu vực. Thế nhưng, với những nỗ lực của các cấp ngành, Việt Nam đã chuyển từ cam kết văn bản đến hành động thiết thực bằng việc không chỉ làm giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này mà còn trở thành một trong những quốc gia đi đầu mở đường cho các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương cũng như trên thế giới trong phòng chống Lao ở cộng đồng.

“WHO mong muốn Việt Nam trở thành nước tiên phong trong việc thiết lập một mạng lưới nghiên cứu Lao của khu vực tới đây. WHO đề nghị Việt Nam đi tiên phong trong những nỗ lực chấm dứt bệnh Lao bằng việc đảm bảo sự tham gia của lãnh đạo cấp quốc gia trong cuộc họp cấp cao của Liên hợp quốc về bệnh Lao sẽ diễn ra ngày 26/9 sắp tới” –TS. Tereza Kasaeva nhấn mạnh.
 
Trong chuyến thăm và làm việc, đoàn công tác của Chương trình chống Lao toàn cầu đã có cuộc gặp và làm việc với Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Lãnh đạo Bộ Y tế để bàn các vấn đề liên quan tới công tác phòng, chống Lao tại Việt Nam, gồm: Khung trách nhiệm giải trình đa ngành về phòng, chống Lao; Đề xuất đưa phòng, chống Lao vào Ủy ban Quốc gia về phòng, chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Hỗ trợ của WHO đối với Việt Nam trong triển khai Chiến lược kết thúc bệnh Lao; Đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho mua sắm thuốc Lao, chuyển sang nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế từ năm 2019.
 
Đ. KHOA

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201