Chủ Nhật, 5/5/2024 - 12:01:02 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

89% bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV có thẻ Bảo hiểm y tế

THỨ TƯ, 21/11/2018 09:10:00 | Y TẾ
(BKTO) - Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán thuốc ARV nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế năm 2019 đối với các cơ sở điều trị HIV/AIDS, do Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) tổ chức ngày 20/11.

 

Quang cảnh Hội thảo- Ảnh: N. Hồng

Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV (thuốc kháng vi rút) có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2015, chỉ có 30% bệnh nhân điều trị ARV có thẻ BHYT thì đến nay tỷ lệ này đã tăng lên 89%. Hết năm 2018, con số này sẽ vượt trên 90%. Nhiều tỉnh, thành phố đạt 100% bệnh nhân đang điều trị ARV có thẻ BHYT.

Bộ Y tế đã hướng dẫn, phổ biến và hỗ trợ các địa phương vận động nguồn ngân sách địa phương và các nguồn chương trình, dự án cho hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV. Các cơ sở điều trị đã rất tích cực tư vấn, truyền thông và hỗ trợ người nhiễm HIV tự nguyện tham gia BHYT. Cơ chế tham gia BHYT cho người nhiễm HIV không có giấy từ tùy thân đã được giải quyết trong Thông tư 27/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 của Bộ Y tế thông qua hình thức phát hành thẻ BHYT có ảnh.

Hiện nay đã có 35 tỉnh, thành phố được cấp thẩm quyền phê duyệt kế hoạch hỗ trợ mua thẻ (gần 30.000 thẻ đã được mua và cấp cho người nhiễm HIV). 18 tỉnh thành phố phê duyệt ngân sách cho hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV. Nguồn kinh phí Dự án Quỹ toàn cầu đã bố trí hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV cho 32 tỉnh dự án và 16 tỉnh ngoài dự án. 48 tỉnh đã được đảm bảo kinh phí cho hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV.

Trước đó, nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính bền vững cho tiếp cận thuốc ARV cho người nhiễm HIV trong bối cảnh các nguồn tài trợ quốc tế đang giảm dần và có thể sẽ chấm dứt hỗ trợ cung cấp dịch vụ trực tiếp sau năm 2020, Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 đã quy định “từ năm 2019, thanh toán thuốc từ Quỹ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng có thẻ BHYT”.

Để chuyển giao chương trình điều trị HIV/AIDS từ các chương trình, dự án sang Quỹ BHYT, Bộ Y tế đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan tham mưu và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2188/QĐ-TTg ngày 15/11/2016 quy định việc mua sắm tập trung cấp quốc gia sử dụng nguồn Quỹ Khám bệnh chữa bệnh BHYT và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng HIV. Theo đó, thực hiện đấu thầu tập trung cấp quốc gia thuốc ARV nguồn Quỹ BHYT; cơ quan BHXH ký hợp đồng trực tiếp với nhà cung ứng thuốc; đồng thời giao UBND các tỉnh thành phố đảm bảo 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT, căn cứ khả năng ngân sách, các đia phương đảm bảo ngân sách cho việc hỗ trợ phần cùng chi trả thuốc ARV đối với bệnh nhân có thẻ BHYT.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của các dự án, đối tác quốc tế, đến nay hơn 90% cơ sở điều trị HIV/AIDS đã kiện toàn để được ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT, khoảng 85% cơ sở điều trị đã thanh toán ít nhất một dịch vụ từ nguồn Quỹ BHYT (tính đến 31/10/2018). Trong 190 cơ sở được lựa chọn để cung cấp thuốc ARV nguồn BHYT năm 2019: 186/190 cơ sở đã ký hợp đồng KCB BHYT, sẵn sàng nhận thuốc ARV nguồn BHYT năm 2019. Các cơ sở còn lại đang khẩn trương hoàn thiện công tác kiện toàn ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT trước 1/1/2019.

Trung tâm muu sắm tập trung thuốc quốc gia đã làm đầu mối tổ chức đấu thầu thuốc ARV với kết quả tốt, giá cạnh tranh. Thỏa thuận khung đã được ký ngày 26/10/2019 với nhà cung cấp và sẽ giao hàng cho các cơ sở điều trị từ 1/1/2019, theo đúng tiến độ dự kiến.

N. HỒNG

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201