Thứ Tư, 24/4/2024 - 08:11:42 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Nhìn lại chặng đường 10 năm thực hiện chiến lược phát triển văn hóa

THỨ SÁU, 27/12/2019 13:44:23 | VĂN HÓA
(BKTO) - Ngày 25/12, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020. Hội nghị có sự tham gia của các đồng chí: Vũ Đức Đam - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Ngọc Thiện - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL cùng đại biểu lãnh đạo các ban, ngành, đơn vị nghệ thuật, nhà hát trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Theo báo cáo tại Hội nghị, trong giai đoạn 2009-2019, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia văn hóa các năm 2009-2015 và Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa các năm 2016-2019 đã đạt nhiều kết quả tích cực, tạo hiệu ứng phát triển kinh tế, du lịch, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cũng như góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.
 

Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020- Ảnh: Chinhphu.vn


Cụ thể, Văn hóa đã góp phần quan trọng tạo không khí dân chủ, dân trí được nâng cao, tính năng động sáng tạo, tính chủ động và tính tích cực xã hội của con người được phát huy, dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được mở rộng, góp phần hình thành các nhân tố mới, giá trị mới của con người Việt Nam. Tư tưởng, đạo đức, lối sống, đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân có nhiều chuyển biến quan trọng.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được mở rộng và đi vào chiều sâu mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều phong trào, cuộc vận động về văn hóa đạt kết quả tích cực, góp phần tạo môi trường văn hóa, bảo vệ và phát huy những giá trị nhân văn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi động, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ đa dạng của công chúng. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng, tăng đáng kể về số lượng, chất lượng, đã và đang hình thành thị trường sản phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ. Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa.

Văn hóa đã trở thành một nội dung quan trọng trong các hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp, từng bước gắn bó chặt chẽ với các nhiệm vụ kinh tế, xã hội. Nhận thức rõ hơn trong việc gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quốc phòng - an ninh, đối ngoại với phát triển văn hóa và xây dựng con người. Vì thế, những năm gần đây, vai trò của văn hóa góp phần vào sự phát triển bền vững đã và đang được khẳng định.

Không những vậy, các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp có nhiều cố gắng trong việc dàn dựng tác phẩm, tiết mục và tổ chức biểu diễn. Tổ chức tốt các chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, các liên hoan, cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp. Các ban, nhóm nhạc xã hội hoá hoạt động sôi động, tạo nên đời sống âm nhạc phong phú, đa dạng.

Hoạt động văn học nghệ thuật, thông tin báo chí được mở rộng, có nhiều thành tựu đóng góp tích cực cho sự nghiệp đổi mới. Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước trưởng thành; quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ được tôn trọng.

Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch cũng cho biết, hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa được mở rộng và có nhiều khởi sắc, từng bước đi vào chiều sâu, chú trọng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, bước đầu cố gắng giữ vai trò chủ động trong việc tiếp nhận có chọn lọc, làm giàu văn hóa dân tộc, việc quảng bá hình ảnh dân tộc và văn hóa Việt Nam ra nước ngoài được chú ý.

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Hàng nghìn di tích lịch sử-văn hóa đã được xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, đã trở thành những điểm du lịch-văn hóa đặc thù, gắn kết với những tuyến du lịch hấp dẫn, có tác dụng thúc đẩy kinh tế du lịch ở các địa phương.

Bên cạnh đó, hệ thống bảo tàng ngày càng được hoàn thiện, trực tiếp góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, ý thức giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời đáp ứng nhu cầu phổ biến kiến thức khoa học và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.

Nhiều lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian có giá trị... đã và đang được phục hồi và phát triển. Nhiều nghệ nhân có tài năng xuất sắc, nắm giữ, có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ phù hợp...

Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, các hoạt động sáng tạo đã có bước phát triển mới, đóng góp vào quá trình dân chủ hóa xã hội và sự phong phú, đa dạng của sản phẩm văn hoá. Sáng tác và hoạt động văn học nghệ thuật tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của thời kỳ chiến tranh cách mạng, nỗ lực phản ánh chân thật cuộc sống, quan tâm nhiều hơn đến những góc cạnh đời thường, làm phong phú và sâu sắc thêm chủ nghĩa nhân văn trong văn hóa.

Việc thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực dân cư là một trong những định hướng lớn, đúng đắn trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020. Ngành văn hóa, thể thao và du lịch tích cực triển khai đưa văn hóa, thể thao về cơ sở, ưu tiên hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận văn hóa, tập luyện thể dục thể thao nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển và mức hưởng thụ đời sống kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, vùng, miền, nhất là ở các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số, miền núi thông qua các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, cũng như thông qua việc thực hiện nhiều Đề án.

Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Văn hóa như dòng chảy, là quá trình nỗ lực sáng tạo. Hai năm gần đây, khách du lịch đến Việt Nam tăng, thể thao phát triển, đạt nhiều thành tích cao, đặc biệt là bóng đá. Các vận động viên tham dự SEA Games vừa qua đã thi đấu như những chiến binh, bằng tất cả tinh thần và trách nhiệm với Tổ quốc, đó chính là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam trong 10 năm qua đã có sự thay đổi tích cực.
 

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị- Ảnh: qdnd.vn


Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, đánh giá về văn hóa thì không chỉ đánh giá các thiết chế văn hóa do nhà nước đầu tư mà cả các thiết chế văn hóa của người dân đầu tư giờ đây cũng hơn trước rất nhiều.

Tại Hội nghị, trên cơ sở những kết quả đã đạt được và những khó khăn, vướng mắc sau 10 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích, làm rõ nguyên nhân của khó khăn, hạn chế và đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc. Từ đó, có thể có một đánh giá tổng quát nhất về tình hình thực hiện Chiến lược, nhằm xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc ban hành Chiến lược mới, cũng như xác định những căn cứ cho các chính sách của Đảng, Chính phủ và ngành văn hóa trong những vấn đề liên quan đến lĩnh vực văn hóa.

Phát biểu tại hội nghị về xây dựng và phát triển văn hóa, ông Bùi Hoài Sơn- Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam kiến nghị: Phải nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của văn hóa; xây dựng văn hóa cần phải được coi là khâu đột phá trong phát triển đất nước. Ngoài ra, cần khắc phục bệnh nói không đi đôi với làm, bệnh thành tích. Người có văn hóa phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; tăng cường vai trò của gia đình, nhà trường về văn hóa, giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, kỹ năng sống cho thế hệ trẻ.

Nói về văn hóa ứng xử của người Hà Nội, bà Trần Thị Vân Anh- Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết: Vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương và các tầng lớp nhân dân rất quan trọng trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Muốn xây dựng, phát triển và nhân rộng các việc làm, mô hình văn hóa thì phải nâng cao và đẩy mạnh công tác tuyên truyền những việc tốt, nét đẹp người Hà Nội.

Bà Ninh Thị Thu Hương- Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở phát biểu: Những năm qua, các nhà văn hóa thôn, xã được đầu tư, góp phần nâng cao đời sống văn hóa cơ sở, phù hợp với nhân dân. Tuy nhiên, việc tổ chức các thiết chế văn hóa còn bất cập, chưa ưu tiên quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, nhiều nơi lấy hội trường của UBND cấp xã phục vụ các hoạt động văn hóa. Xây dựng cơ sở văn hóa ở vùng núi, nhà văn hóa cấp xã, thôn chỉ để phục vụ tiêu chí chuẩn nông thôn mới.

Phát biểu tổng kết hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận những đóng góp, kết quả mà Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch đã đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu trong thời gian tới: “Các cấp các ngành địa phương và trung ương cần tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân của khó khăn, hạn chế và đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc. Từ đó, có thể có một đánh giá tổng quát nhất về tình hình thực hiện Chiến lược, nhằm xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc ban hành Chiến lược mới, cũng như xác định những căn cứ cho các chính sách của Đảng, Chính phủ và ngành văn hóa trong những vấn đề liên quan đến lĩnh vực văn hóa”.

AN CHI (Tổng hợp)

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Cần có cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa

Cần có cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa

(BKTO) - Góp ý cho Dự thảo đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng cần nghiên cứu, bổ sung các quy định về cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201