Thứ Năm, 25/4/2024 - 11:23:47 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Cựu binh Pháp tặng tranh Hồ Chủ tịch cho Việt Nam sau 70 năm gìn giữ

THỨ TƯ, 04/09/2019 22:00:00 | VĂN HÓA
(BKTO)- Gìn giữ bức tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt 70 năm qua, nay, cựu chiến binh binh người Pháp, ông Pierre Flamen đã quyết định trao tặng bức tranh quý giá trên cho Bảo tàng Hồ Chí Minh (Việt Nam) với mong muốn tranh sẽ được giới thiệu đến công chúng, thể hiện tình yêu của người cựu binh Pháp với Việt Nam.

Ông Vũ Mạnh Hà (phải) - Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp nhận bức tranh chân dung Bác Hồ từ dịch giả Hiệu Constant- Ảnh: Viết Tuân


Sáng ngày 4/9, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ tiếp nhận hiện vật là bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh in trên giấy dó do cựu chiến binh Pháp, ông Pierre Flamen, thông qua dịch giả, nhà văn Hiệu Constant, một Việt kiều đang sinh sống tại Paris (Pháp) chuyển tặng.

Ông Pierre Flamen (hiện sống tại Montreuil, Pháp) đến Việt Nam từ năm 1948, thuộc tiểu đoàn 6, lính dù Điện Biên Phủ. Năm 1949, khi đi trinh sát địa hình, Pierre Flamen phát hiện bức tranh cổ động chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được dán trên bảng tin trong khu lán trại giữa rừng tre nứa, thuộc vùng tự do của Việt Minh. Sau đó, ông Pierre Flamen đã mang về Pháp cất giữ suốt gần 70 năm qua.
 

Gần 70 năm qua, bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được ông Pierre Flamen lưu giữ cẩn thận (ảnh chụp lại)


Theo lời kể của cựu binh người Pháp, khi nhìn thấy bức tranh dán trên vách, in trên giấy dó khổ A3 được vẽ theo kiểu họa hình, đơn giản, chỉ vài nét chấm phá nhưng rất có hồn đã thu hút ông bằng cả tính nghệ thuật và ý nghĩa của bức tranh.

Sau này, qua tìm hiểu ông Pierre Flamen được biết, tranh do họa sĩ Phan Văn Doãn vẽ trên giấy dó, được Ty Truyền thông Yên Bái phát hành dịp sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1949.

Bức tranh được in rập trên giấy dó mỏng dính, rất dễ hỏng trong điều kiện nóng ẩm ở Việt Nam. Vì thế, ông Pierre Flamen bảo quản bức tranh rất cẩn thận, trước khi đưa bức tranh về Pháp và bảo quản trong gia đình ông, vào năm 1951. Dù nhiều nhà sưu tầm ngỏ ý muốn mua lại nhưng ông không bán mà còn vẽ một bức tranh khác, phác họa lại khu lán trại nơi tìm được bức chân dung Hồ Chủ tịch.
 

Ông Pierre Flamen (bên trái) và dịch giả nữ Hiệu Constant bên bức tranh. Ảnh do bà Hiệu Constant cung cấp


Cũng theo ông Pierre Flamen, mặc dù rất thích thú và tiếc khi phải rời xa bức tranh, nhưng ông thấy bức tranh cần phải được đưa vào bảo tàng, ở Việt Nam

Tại buổi tiếp nhận hiện vật, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Vũ Mạnh Hà cho biết, đây là hiện vật mang giá trị lịch sử, thẩm mỹ, thể hiện tình cảm cao đẹp của cựu binh Pháp với Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng sẽ tìm kiếm thêm thông tin về bức tranh và bảo quản, phát huy giá trị lâu dài hiện vật này.

NGUYỄN LỘC

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Cần có cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa

Cần có cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa

(BKTO) - Góp ý cho Dự thảo đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng cần nghiên cứu, bổ sung các quy định về cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201