Chủ Nhật, 28/4/2024 - 02:42:23 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Việt Nam đưa ra 5 đề xuất nhằm hỗ trợ các nước châu Phi tái thiết và phát triển đất nước

THỨ SÁU, 29/10/2021 20:35:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - Tối 28/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến về Hợp tác giữa Liên Hợp Quốc (LHQ) và Liên minh châu Phi với chủ đề “Tăng cường đoàn kết vì hòa bình và an ninh trong một môi trường xung đột đang thay đổi”. Tại Phiên thảo luận, Chủ tịch nước đã đưa ra 5 đề xuất của Việt Nam nhằm hỗ trợ các nước châu Phi tái thiết và phát triển đất nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự Phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến về Hợp tác giữa LHQ và Liên minh châu Phi. Ảnh: N.HỒNG


Tại Phiên thảo luận, lãnh đạo cấp cao và đại diện các nước thành viên Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đều đánh giá cao sự hợp tác toàn diện giữa LHQ và Liên minh châu Phi trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột, bảo đảm môi trường hòa bình và an ninh; ghi nhận các thách thức truyền thống và phi truyền thống mà nhiều nước châu Phi đang phải đối mặt; khuyến khích tăng cường hợp tác giữa LHQ và Liên minh châu Phi và giữa các tổ chức khu vực trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng, duy trì hòa bình.

Phát biểu tại Phiên thảo luận, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề cao những thành tựu nổi bật mà các nước châu Phi đã đạt được trong thời gian qua khi ngày càng gắn kết với các khu vực khác về chính trị, kinh tế - thương mại, giao lưu văn hóa và đạt được nhiều thành quả phát triển, hội nhập đáng khích lệ.

Tuy nhiên, Chủ tịch nước nhận định nhiều nước châu Phi vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả dai dẳng của chủ nghĩa thực dân và chế độ nô lệ; đồng thời, các bất ổn, xung đột, khủng bố, bạo lực cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực và nguồn nước… hiện cũng đang kìm hãm đà phát triển của châu lục.
 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận. Ảnh: N.HỒNG


Để cộng đồng quốc tế có thể chung tay hỗ trợ các nước châu Phi tái thiết và phát triển đất nước, ứng phó và phục hồi sau đại dịch Covid-19, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đưa ra 5 đề xuất.

Thứ nhất, với phương châm “Giải pháp châu Phi cho các thách thức của châu Phi”, các quốc gia trong châu lục cần phát huy mạnh mẽ năng lực làm chủ, nâng cao tính tự cường để giải quyết các vấn đề nội tại, thúc đẩy xây dựng lòng tin, đối thoại, trao quyền nhiều hơn cho phụ nữ, thanh niên trong xã hội.

Thứ hai, các nước châu Phi cần tiếp tục vun đắp quan hệ hữu nghị, mở rộng hợp tác, hội nhập, củng cố chủ nghĩa đa phương, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật quốc tế và Hiến chương LHQ.

Thứ ba, LHQ và Liên minh châu Phi cần tiên phong hợp tác thực hiện sáng kiến “Ngừng tiếng súng ở châu Phi vào năm 2030”; thúc đẩy toàn diện, hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược giữa HĐBA LHQ và Hội đồng Hòa bình và An ninh Liên minh châu Phi, nhất là tăng cường năng lực cảnh báo sớm về các nguy cơ an ninh truyền thống và phi truyền thống cho các Phái bộ hòa bình tại châu Phi.

Thứ tư, mở rộng hợp tác giữa các tổ chức khu vực sẽ giúp nâng cao năng lực tổng thể của các tổ chức này trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột, ứng phó với các thách thức khu vực và toàn cầu; ủng hộ thúc đẩy trao đổi, hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Liên minh châu Phi.

Thứ năm, tăng cường an ninh lương thực góp phần ổn định kinh tế - xã hội, xây dựng nền tảng hòa bình bền vững cho các nước châu Phi./.

DIỆU THIỆN 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201