Thứ Sáu, 26/4/2024 - 17:40:19 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Thêm 4.069 tỷ đồng vào nguồn dự phòng chung của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020

THỨ TƯ, 06/11/2019 10:31:25 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - (BKTO) - Chiều nay (05/11) Quốc hội làm việc tại hội trường về việc phân bổ 4.069 tỷ đồng trong tổng số 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và một số nội dung liên quan đến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và năm 2020.

Tại phiên họp, thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày Tờ trình về việc phân bổ 4.069 tỷ đồng trong tổng số 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và một số nội dung liên quan đến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và năm 2020.
 

Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị Quốc hội giao vốn đầu tư từ ngân sách năm 2020 theo Luật mới để đẩy nhanh tiến độ giải ngân- Ảnh: quochoi.vn.


Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2020 với các nội dung:

Hòa chung số vốn 4.069 tỷ đồng còn lại chưa phân bổ trong tổng số 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 với nguồn dự phòng chung của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, giao Chính phủ thực hiện theo đúng quy định tại Nghị quyết số 84/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội.

Điều chỉnh cơ cấu vốn thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của 02 Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó, tăng vốn ngoài nước và giảm tương ứng vốn trong nước là 3.580,2 tỷ đồng.

Bổ sung 241,021 tỷ đồng cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và bố trí số vốn tương ứng trong dự toán chi đầu tư phát triển nguồn NSTW năm 2020 để thu hồi vốn ứng trước.

Về kiến nghị giao Chính phủ phân bổ và giao kế hoạch 1.000 tỷ đồng cấp vốn cho vay, cấp bù lãi suất, phí quản lý Chương trình nhà ở xã hội, Chương trình nhà ở cho công nhân tại các Khu công nghiệp cho các Ngân hàng tham gia thực hiện chương trình và kiến nghị cho phép thực hiện việc giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2020 được áp dụng quy định tại Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, do đã được thể hiện vào Dự thảo Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2020 gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nên Ủy ban Tài chính- Ngân sách đề nghị Quốc hội cho phép tiếp tục tiếp thu ý kiến ĐBQH về nội dung này để hoàn chỉnh Dự thảo Nghị quyết.

Trong phiên thảo luận tại hội trường chỉ có 2 đại biểu phát biểu ý kiến. Cả 2 ĐBQH Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) và Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) cơ bản tán thành với các nội dung trong Tờ trình của Chính phủ về vấn đề tài chính, ngân sách. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính giải thích rõ thêm việc Chính phủ đề nghị bổ sung việc giao Kế hoạch vốn đầu tư ngân sách năm 2020 theo nguyên tắc Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 (Luật số 39); trong khi đó, Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Hơn nữa, tại khoản 5 Điều 101 điều khoản chuyển tiếp của Luật Đầu tư công đã quy định chuyển tiếp nội dung này, tức là việc giao và thực hiện vốn đầu tư công của năm 2019 và năm 2020 thực hiện theo Luật số 49/2014/QH13 (Luật số 39) và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Lý giải về đề xuất của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: 4 năm vừa qua (từ năm 2016 đến nay), việc giao vốn của Chính phủ rất chậm, không giao hết vốn trước ngày 30/6, thậm chí năm nay vẫn còn hơn 20.000 tỷ đồng. Hơn nữa, quy trình thủ tục rất phức tạp. Trước đây Quốc hội quyết định cho từng Bộ, ngành, từng địa phương trong tổng mức đầu tư công hằng năm, phần hỗ trợ trong định mức, hỗ trợ cho mục tiêu riêng nhưng sau đó từng địa phương lại quay lên gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn cho từng dự án, sau đó mới quay lại để được phê duyệt nên vai trò của HĐND cấp tỉnh bị hạ thấp.

Vì vậy, khi làm Luật Đầu tư công, Bộ Tài chính đã tham gia là nên bỏ khâu thẩm định nguồn vốn. Nay, Luật số 39 quy định sau khi Quốc hội thông qua, Chính phủ giao luôn từng Bộ, từng địa phương, từng ngành, trên cơ sở đó Bộ, ngành, địa phương giao chi tiết, sau đó báo cáo lại, tức là chuyển tiền kiểm thành hậu kiểm trong khâu giao vốn. Chúng tôi cho rằng như thế là hợp lý- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng lý giải.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng cho biết thêm: Về vấn đề pháp lý, đúng như ĐBQH nêu, Luật số 39 từ ngày 01/01/2020 mới có hiệu lực, tuy nhiên, xin phép Quốc hội việc giao vốn năm 2020 theo Luật Đầu tư công số 39; bởi lẽ 4 năm qua và cho đến bây giờ chưa giao xong vốn, sang năm dự án chưa giao vốn hết thì đương nhiên thực hiện theo Luật số 39.

MINH ANH
 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201