Thứ Hai, 6/5/2024 - 12:10:22 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Kinh tế Đông Nam Á: Chú trọng nhu cầu nội địa nhưng xuất khẩu vẫn là chìa khoá tăng trưởng

THỨ TƯ, 11/10/2017 14:05:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) vừa công bố Báo cáo Triển vọng kinh tế Đông Nam Á quý III/2017 - do Oxford Economics, một tổ chức chuyên về dự báo kinh tế và là đối tác của ICAEW soạn thảo. Báo cáo được thực hiện theo yêu cầu của ICAEW nhằm cung cấp thông tin cho 145.000 hội viên về thực trạng các nền kinh tế Đông Nam Á.

Theo báo cáo, mặc dù xuất khẩu tăng trưởng mạnh vào đầu năm, nhưng nhu cầu nội địa vẫn là động lực chính cho sự tăng trưởng của châu Á trong 5 năm qua. Xuất khẩu tiếp tục là một nhân tố quan trọng, giao thương quốc tế phát triển đã thúc đẩy tiêu dùng trong nước và đầu tư, đặc biệt ở Đông Á. Khu vực này chứng kiến tăng trưởng GDP mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2017, chủ yếu nhờ vào nhu cầu trong nước.

Ông Priyanka Kishore, Cố vấn kinh tế ICAEW kiêm Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế thuộc Oxford Economics cho biết: “Tổng giá trị xuất khẩu tiếp tục có những tác động lan tỏa quan trọng đối với nền kinh tế trong nước. Điều này không nên bỏ qua, đặc biệt khi nguồn thu của các nền kinh tế châu Á không bị tách rời khỏi chu kỳ thương mại toàn cầu”.

Tại các nền kinh tế đang có tăng trưởng xuất khẩu đáng kể như Singapore, Malaysia, nhu cầu tư nhân nội địa cũng tăng mạnh. Điều đó chủ yếu nhờ vào lĩnh vực sản xuất phục vụ cho xuất khẩu ở các nền kinh tế này. Mặt khác, các quan ngại ngày càng tăng về kinh tế nội địa ở một số vùng của Đông Nam Á cho thấy sự suy giảm về tăng trưởng.

Giám đốc Khu vực Đông Nam Á ICAEW Mark Billington cho biết: “Hầu hết các nền kinh tế châu Á sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm lại. Nhìn chung, trong khi chúng tôi kỳ vọng nhu cầu nội địa tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quỹ đạo tăng trưởng của châu Á, chúng tôi vẫn tin tưởng rằng đà tăng trưởng sẽ chậm lại, nhất là khi việc giảm cầu tại Trung Quốc tác động lên thương mại toàn cầu”.

Triển vọng tăng trưởng của Indonesia vẫn còn mờ nhạt dù các chính sách tiền tệ bất ngờ được nới lỏng. Dự báo tăng trưởng GDP của Indonesia trong năm 2017 là 5,1%. Mục tiêu thâm hụt ngân sách đầy tham vọng là 2,2% của GDP trong năm tới cũng dẫn đến một số nguy cơ tụt giảm dự báo tăng trưởng của năm 2018.

Tình hình chính trị tại Thái Lan đang trở nên căng thẳng hơn gây ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế. Dự báo tăng trưởng GDP vào năm 2017 là 3,5%, cao hơn so với dự báo trước đó và sự tăng trưởng đạt được vào năm 2016. Đây là kết quả của sự tăng trưởng GDP trong quý 2 năm 2017, đạt được do sức tiêu thụ mạnh mẽ hơn và hàng hóa ít tồn đọng, cùng với GDP điều chỉnh theo mùa tăng 1,33% so với quý trước.

THANH XUYÊN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201