Chủ Nhật, 5/5/2024 - 07:04:28 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Đề xuất giảm số tiền phải nộp vào ngân sách từ việc thu phí thẩm định khoáng sản

THỨ BA, 11/05/2021 14:10:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - Theo đề xuất của Bộ Tài chính, quy định về thu, nộp phí thẩm định khoáng sản sẽ được sửa đổi theo hướng giảm đồng thời số tiền được trích để lại từ 90% xuống còn 58% cho hoạt động thẩm định, thu phí và số tiền phải nộp vào NSNN từ 90% xuống còn 42%.

Dự thảo Thông tư cho phép giảm số tiền nộp vào NSNN từ 90% xuống còn 42% từ việc thu phí thẩm định khoáng sản. Ảnh minh họa


Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 191/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản (Thông tư 191) và Thông tư số 56/2018/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định.

Theo đó, Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 191 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Tổ chức thu phí nộp số tiền phí theo tỷ lệ quy định tại Điều 5 Thông tư này và 100% tiền lệ phí thu được vào NSNN theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục NSNN”.

Khoản 1 Điều 5 của Thông tư 191 cũng được sửa đổi, bổ sung như sau: “Tổ chức thu phí được để lại 75% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 25% vào NSNN; trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này. Tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí; trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, bao gồm: chi phí cho hoạt động kiểm tra thực địa khu vực thăm dò khoáng sản, kiểm tra, đánh giá và tổ chức họp thẩm định, họp hội đồng thẩm định, đánh giá trữ lượng khoáng sản (bao gồm cả chi nhận xét, báo cáo thẩm định)”.

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 6 Thông tư 191 cũng được sửa đổi, bổ sung như sau: “Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí, lệ phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật Phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP, Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Thông tư số 303/2016/TT-BTC hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc NSNN”.

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2018/TT-BTC. Theo đó, Khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Tổ chức thu phí nộp số tiền phí theo tỷ lệ quy định tại Điều 5 Thông tư này vào NSNN (ngân sách trung ương) theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục NSNN”.

Dự thảo Thông tư cũng giảm số tiền được trích để lại từ 90% xuống còn 58% trên tổng số tiền phí thẩm định thực thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí, đồng thời giảm số tiền phải nộp vào NSNN từ 90% xuống còn 42%./.

THÙY ANH

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201