Thứ Ba, 7/5/2024 - 00:58:52 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Đề cử Việt Nam là Đồng Chủ tịch Chương trình quốc gia Đông Nam Á của OECD

THỨ BẢY, 11/12/2021 15:11:20 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - Ngày 10/12, Bộ Ngoại giao cho biết, tại Cuộc họp lần thứ 8 Ban điều phối Chương trình quốc gia Đông Nam Á (SEARP) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Việt Nam và Australia đã chính thức được đề cử đảm nhiệm cương vị Đồng Chủ tịch Chương trình SEARP giai đoạn 2022-2025, thay cho Thái Lan và Hàn Quốc.


Cuộc họp lần thứ 8 Ban điều phối Chương trình SEARP của OECD được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Ảnh: BNG


Phát biểu tại Cuộc họp, bà Nguyễn Minh Hằng - Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao cho biết, Chương trình SEARP đã hỗ trợ tích cực cho các nước Đông Nam Á trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đưa khu vực tiến gần hơn với các tiêu chuẩn và thực tiễn tốt của OECD.

Bà Nguyễn Minh Hằng cũng bày tỏ cảm ơn sự ghi nhận của OECD và Chương trình SEARP đối với những đóng góp tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực phối hợp chặt chẽ với Australia trong thời gian tới nhằm phát huy những kết quả đã đạt được từ giai đoạn trước, gắn kết hiệu quả hơn nữa giữa OECD nói chung và Chương trình SEARP nói riêng với khu vực.

Ông Anthony Stannard - đại diện Phái đoàn thường trực của Australia tại OECD khẳng định quyết tâm cao của Australia, đồng thời sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các đối tác trong khu vực trong 3 năm tới trên cương vị Đồng Chủ tịch Chương trình SEARP.

Theo Bộ Ngoại giao, Việt Nam là nước thứ 3 tại Đông Nam Á đảm nhiệm cương vị Đồng Chủ tịch Chương trình SEARP, sau Indonesia và Thái Lan.

Việc đảm nhiệm cương vị này là cơ hội quan trọng để Việt Nam chủ động tham gia thúc đẩy các quan tâm chung, cũng như lồng ghép các ưu tiên phát triển của Việt Nam trong OECD và Chương trình SEARP, qua đó một mặt thể hiện vai trò, trách nhiệm quốc tế của Việt Nam, mặt khác giúp Việt Nam tranh thủ sự tư vấn và hỗ trợ của OECD cho các mục tiêu phát triển.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam được đề cử đảm nhận cương vị này cũng khẳng định sự ghi nhận của OECD đối với vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực, cũng như những đóng góp của Việt Nam đối với Chương trình SEARP thời gian qua; tin tưởng Việt Nam có thể gắn kết hiệu quả mối quan hệ giữa OECD với khu vực trong các lĩnh vực quan tâm chung.

 
 Chương trình SEARP được chính thức triển khai từ tháng 5/2014 theo sáng kiến của Nhật Bản, nhằm tăng cường hợp tác giữa OECD và các nước Đông Nam Á không phải là thành viên của OECD. Mục tiêu chính của Chương trình là hỗ trợ cải cách kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á thông qua chia sẻ kinh nghiệm phát triển, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm, thúc đẩy hội nhập và liên kết kinh tế khu vực. 
DIỆU THIỆN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201