Thứ Ba, 19/3/2024 - 12:12:39 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự bế mạc APPF-27

THỨ TƯ, 16/01/2019 20:05:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 16/1, tại thành phố cổ Siem Reap, Vương quốc Campuchia, Hội nghị thường niên lần thứ 27 Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-27) đã bế mạc sau ba ngày làm việc tích cực.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân - Ảnh: Trọng Đức/TTXVN 
 
Lễ bế mạc được tổ chức dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, Chủ tịch APPF-27. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam và đoàn đại biểu nghị viện các nước thành viên APPF cùng tham dự lễ bế mạc này.

Sau khi nghe các báo cáo tóm tắt kết quả cuộc họp của Nhóm nghị sỹ nữ và của Ủy ban Chuẩn bị dự thảo các văn kiện của APPF-27, hội nghị đã thông qua 14 Nghị quyết trên cơ sở 43 dự thảo Nghị quyết do các nước thành viên đề xuất và Thông cáo chung Siem Reap 2019 của Hội nghị thường niên lần thứ 27 Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các Trưởng đoàn đã ký Thông cáo chung và đồng thuận trao quyền Chủ tịch luân phiên APPF cho Quốc hội Australia.

Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin với cương vị Chủ tịch APPF-27 đã trao cờ Chủ tịch luân phiên cho Đại diện Quốc hội Australia làm nước Chủ nhà APPF-28.

Phát biểu bế mạc hội nghị, Chủ tịch APPF-27, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin khẳng định Hội nghị thường niên lần thứ 27 của Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương đã thành công tốt đẹp; các đoàn đại biểu đã đề ra những ý tưởng thực chất và tầm nhìn dài hạn cho một chiến lược quan trọng nhằm xây dựng một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hài hòa và phát triển bền vững, đáp ứng nguyện vọng của tất cả các quốc gia.

Chủ tịch APPF-27 nhấn mạnh hòa bình khu vực và toàn cầu là không thể thiếu đối với việc phát triển của mỗi quốc gia. Chủ đề này là nền tảng cho các cuộc thảo luận trong ba ngày qua và đã được các trưởng đoàn hiện thực hóa thành các nghị quyết và thông cáo chung để giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu.
 
Quang cảnh Phiên toàn thể cuối cùng của Hội nghị APPF-27 - Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
 
Chủ tịch Heng Samrin nhấn mạnh: “Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ tất cả các sáng kiến nhằm giải quyết các vấn đề chung thông qua các biện pháp hòa bình và tránh mọi cuộc đối đầu quân sự, đặc biệt là tăng cường vai trò của các nghị viện trong hòa giải và duy trì hòa bình trong khu vực và thế giới.”

Chủ tịch Heng Samrin nhấn mạnh thêm các nghị quyết được thông qua nhằm giải quyết các vấn đề chính của khu vực như duy trì hòa bình; tập trung các nguồn lực hướng vào phụ nữ và trẻ em gái, chống khủng bố và tội phạm mạng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tôn trọng nhân quyền, nâng cao giá trị bản sắc văn hóa-du lịch và đặc biệt là mở rộng hợp tác thương mại tự do và đầu tư trong khu vực. 

Chủ tịch Heng Samrin khẳng định hòa bình và ổn định thực sự là tiền đề cho việc xây dựng và phát triển đất nước. Một đất nước không thể phát triển hay thịnh vượng nếu phải đối mặt với chiến tranh và bất ổn.

Tuy nhiên, để hoàn thành sứ mệnh cao cả đó đòi hỏi cần có sự tin tưởng lẫn nhau, giải quyết các vấn đề thông qua biện pháp hoà bình và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền với sự bình đẳng dựa trên các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. 

Chủ tịch Heng Samrin bày tỏ tin tưởng kết quả tích cực của APPF-27 sẽ giúp giải quyết các thách thức chung, duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững trong khu vực và thế giới. APPF sẽ tiếp tục đóng vai trò thiết yếu trong việc khuyến khích các chính phủ thành viên thực hiện các nghị quyết được thông qua tại hội nghị APPF-27.

Trong ba ngày làm việc trước đó, Đoàn đại biểu Việt Nam cùng các đại biểu đại diện cho các nghị viện châu Á-Thái Bình Dương đã tập trung thảo luận các vấn đề mang tính thời sự của khu vực và thế giới.

Phiên họp Nữ nghị sỹ APPF tập trung vào thảo luận về tăng cường đối tác khu vực châu Á-Thái Bình Dương về bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái vì hòa bình và phát triển bền vững; Bảo đảm bình đẳng nam, nữ tiếp cận giáo dục, đào tạo kỹ thuật và công nghệ thông tin vì hòa bình bền vững và đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs); Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong việc ra quyết định ở tất cả các cấp.

Phiên thảo luận về các vấn đề về chính trị và an ninh tập trung thảo luận về xây dựng lòng tin vì hòa bình, an ninh và phát triển bền vững trong khu vực; Chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia trong khu vực; Tăng cường hợp tác nghị viện nhằm thúc đẩy việc sử dụng có trách nhiệm không gian mạng vì tiến bộ xã hội.

Nội dung về Các vấn đề về kinh tế và thương mại được các đại biểu tập trung thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên xây dựng thể chế vững mạnh, thúc đẩy thương mại và tăng trưởng bao trùm; Thúc đẩy tiếp cận tài chính và đào tạo nghề cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì việc làm và hòa bình; Tăng cường kết nối khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông qua thương mại điện tử.

Cùng với đó các đại biểu thảo luận về các vấn đề hợp tác tại khu vực, trong đó có nâng cao vai trò của nghị viện ứng phó với biến đổi khí hậu; Tăng cường hợp tác giảm thiểu rủi ro thiên tai; Nâng cao hợp tác nghị viện trong thúc đẩy đa dạng văn hóa và du lịch ở châu Á- Thái Bình Dương.

Theo vietnamplus.vn

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201