Thứ Năm, 01/5/2025 - 16:54:21 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp lãnh đạo các nước và Chủ tịch Hội đồng châu Âu

THỨ SÁU, 24/09/2021 09:20:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - Tiếp tục các hoạt động tiếp xúc song phương, nhân dịp tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa họp thứ 76, ngày 22/9 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có một số cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao các nước và Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EU).

Tại cuộc gặp với Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagin Khurelsukh, Chủ tịch nước cho biết sẵn sàng phối hợp với các Bộ, ngành Mông Cổ tìm ra biện pháp thích hợp để đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước đi vào thực chất, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực hơn, có lợi cho nhân dân hai nước.
 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagin Khurelsukh. Ảnh: TTXVN


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hai bên cần cùng nhau tạo điều kiện xuất khẩu nhiều hơn các mặt hàng thế mạnh của mỗi nước, sớm đạt mục tiêu quy mô 100 triệu USD thương mại hai chiều.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục duy trì và thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn và tiếp xúc ở các cấp bằng hình thức linh hoạt như trực tiếp, trực tuyến hay điện đàm; phát huy vai trò của cơ chế Ủy ban liên Chính phủ, đẩy mạnh hợp tác giữa các Bộ, ngành hai nước, triển khai linh hoạt các cơ chế hợp tác, đối thoại song phương hiện có, tăng cường giao lưu nhân dân, qua đó tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực.

Tại cuộc tiếp Tổng thống Thụy Sỹ Guy Parmelin, Tổng thống Guy Parmelin khẳng định mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam; thúc đẩy chương trình hợp tác phát triển giai đoạn 2021-2024 với số vốn ODA 80 triệu USD mà Thụy Sỹ đã cam kết.
 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng thống Thụy Sỹ Guy Parmelin. Ảnh: TTXVN


Hai nhà lãnh đạo nhất trí hai bên cần tìm kiếm các giải pháp phục hồi trao đổi thương mại bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19, trong đó cần thúc đẩy sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Chính phủ Thụy Sỹ đã hỗ trợ nhiều trang thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch cho Việt Nam; đánh giá cao Thụy Sỹ cung cấp ODA cho Việt Nam trong các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đô thị, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn.

Chủ tịch nước cho biết Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ ODA của Thụy Sỹ thông qua các dự án phát triển cho giai đoạn tới và hợp tác với Thụy Sỹ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Tại cuộc gặp Tổng thống Áo Alexander Van Der Bellen, hai nhà lãnh đạo nhất trí hợp tác kinh tế là trọng tâm của hợp tác hai nước từ nhiều năm nay, Áo luôn đứng trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu.
 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Áo Alexander Van Der Bellen. Ảnh: TTXVN


Do đó, hai bên cần sớm tổ chức cuộc họp lần thứ 10 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Áo kể cả bằng hình thức trực tuyến, nhằm rà soát và trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác. Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Áo đầu tư, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.

Chủ tịch nước cũng đề nghị Áo tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin phòng Covid-19; xem xét hỗ trợ các trang thiết bị y tế nhằm giúp Việt Nam nhanh chóng kiểm soát và vượt qua đại dịch.

Tiếp Chủ tịch EU Charles Michel, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn những hỗ trợ thiết thực của EU dành cho Việt Nam nhằm ứng phó với dịch Covid-19; mong EU tiếp tục quan tâm hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn cung vắc xin, thuốc điều trị và thiết bị y tế.
 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch EU Charles Michel. Ảnh: TTXVN


Hai nhà lãnh đạo đánh giá hợp tác kinh tế tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - EU. Sau hơn 1 năm triển khai Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), thương mại hai chiều đạt 32,2 tỷ USD trong 7 tháng năm 2021, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020, đóng góp vào nỗ lực phục hồi kinh tế của hai bên.

Chủ tịch EU mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, thúc đẩy các mô hình kinh tế để ứng phó với biến đổi khí hậu, tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0.

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí hai bên sớm nối lại hoạt động trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, phát huy hiệu quả hơn nữa các cơ chế hợp tác, đối thoại hiện có và có các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt.

Chủ tịch nước đề nghị EU thúc đẩy các nước thành viên EU sớm hoàn tất các thủ tục phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA)./.

DIỆU THIỆN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     2 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201