Thứ Hai, 29/4/2024 - 01:49:58 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ: Tiếp tục kiến nghị triển khai theo hình thức PPP

THỨ HAI, 18/05/2020 15:10:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn 2200/BGTVT-ĐTCT trình Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân nguồn vốn đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Trong đó, đối với dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ, kiến nghị tiếp tục triển khai theo hình thức PPP “để nâng cao hiệu quả tài chính và tạo điều kiện thuận lợi về huy động tín dụng”.

Ảnh minh họa

Trăn trở với nhiều phương án

Cụ thể, tại công văn 2200 Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất triển khai tuyến cao tốc này với 3 phương án, một là chuyển sang đầu tư công, sau khi hoàn thành sẽ chuyển nhượng quyền khai thác để thu hồi vốn, hai là triển khai theo hình thức PPP, đấu thầu rộng rãi trong nước lựa chọn nhà đầu tư, ba là triển khai theo hình thức PPP, chỉ định nhà đầu tư.

Cũng theo văn bản này, các phương án kiến nghị Chính phủ đều đưa ra mốc thời gian hoàn thành cơ bản cuối năm 2022 (hoặc Quý I/2023), cùng với công trình cầu Mỹ Thuận 2 đưa vào sử dụng sẽ khai thác đồng bộ toàn tuyến cao tốc TP. HCM - Cần Thơ.

Tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ chỉ với 23 km đường bộ, và đặt trong quyết tâm đầu tư của Chính phủ, mong mỏi của người dân vùng Tây Nam Bộ nhằm kết nối đồng bộ toàn tuyến cao tốc từ TP. HCM đến Cần Thơ để thuận tiện đi lại và phát triển kinh tế. Nhưng vì sao từ ngày Dự án được Chính phủ phê duyệt đến nay đã hơn 4 năm, gần một nhiệm kỳ trôi qua, dự án vẫn chưa chốt được phương án cụ thể nào?

Trong công văn trình Thủ tướng nêu trên, Bộ Giao thông Vận tải cũng cho rằng, do cầu Mỹ Thuận 2 đang triển khai xây dựng, dự kiến hoàn thành năm 2023, nên việc rút ngắn thời gian thông xe kỹ thuật cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ vào năm 2022 sẽ không mang lại hiệu quả cao, đồng thời gây khó khăn cho việc phải bố trí bổ sung 544 tỷ đồng từ vốn NSNN cho dự án.

Để thu hồi vốn nhà nước đầu tư cho dự án, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến áp dụng hình thức chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công cho dự án. Bộ cũng sẽ lập thành dự án riêng để tiếp tục đầu tư các hạng mục phục vụ quản lý, khai thác và tổ chức thu phí sử dụng đường bộ như đối với các dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Đơn vị được nhượng quyền thu phí sẽ tiếp tục đầu tư các hạng mục phục vụ quản lý, khai thác và thu phí, khoảng 12 năm sẽ thu hồi tổng vốn đã đầu tư cho dự án.

 
Tháng 3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ tại văn bản số 463/TTg-KTN. Đến ngày 28/8/2017, Bộ Giao thông Vận tải mới phê duyệt dự án, ngày 3/4/2018, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, giao Ban Quản lý dự án (QLDA) Thăng Long thực hiện công tác sơ tuyển. Ngày 29/6/2018, Ban QLDA Thăng Long báo cáo Bộ Giao thông Vận tải kết quả sơ tuyển. Ngày 17/7/2019, Bộ Giao thông Vận tải hủy kết quả sơ tuyển nhà đầu tư. Ngày 8/10/2019, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt điều chỉnh Dự án. Ngày 24/3/2020, Bộ Giao thông Vận tải có quyết định giao Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long làm chủ đầu tư giai đoạn chuẩn bị đầu tư Dự án thay thế cho Ban QLDA Thăng Long.
“Cao tốc không thể đến Mỹ Thuận là dừng lại”

Đến nay dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ vẫn chưa triển khai giải phóng mặt bằng, dù Chính phủ ưu tiên bố trí vốn từ nguồn NSNN là 932 tỷ đồng cho dự án. Hiện nay vẫn chưa lựa chọn được nhà đầu tư khi yêu cầu tiến độ, việc tiếp tục điều chỉnh dự án sẽ phát sinh rất nhiều thủ tục, kéo dài thời gian, khó thực hiện sẽ không đảm bảo tiến độ thông tuyến vào năm 2021 như chỉ đạo của Thủ tướng.

Trong khi đó tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang băng về đích đã thể hiện rõ năng lực của đơn vị điều hành dự án. Đơn vị điều hành dự án khẳng định sẽ thông tuyến cao tốc từ TP. HCM đến Cần Thơ trong năm 2021, hoàn thành trong năm 2022, rút ngắn thời gian thu phí để hoàn vốn cho dự án trước đây từ 14 năm 8 tháng xuống còn 12 năm 6 tháng (ngắn đi 2 năm 2 tháng).

Đã có không ít ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông chỉ ra rằng phương án bổ sung 23 km đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ vào dự án Trung Lương - Mỹ Thuận là có tính khả thi cao nhất, giảm lãng phí thời gian và tiết kiệm tiền của nhất. Theo đó, điều chỉnh, mở rộng phạm vi Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do UBND tỉnh Tiền Giang - Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giao UBND các tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định trong phạm vi địa giới hành chính của các tỉnh.

Đồng tình với phương án trên, PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng, nguyên lý hiệu quả của giao thông là tính đồng bộ. Sau tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, người ta đặt ngay vấn đề tiếp theo của Mỹ Thuận đó là gì? Bởi mục tiêu của tuyến này là giải quyết vấn đề phát triển cho miền Tây, tức là còn phía dưới Cần Thơ, chứ không phải đến Mỹ Thuận là dừng lại.

Nhưng việc đến nay vẫn chưa chốt được phương án cụ thể, không biết bao giờ đoạn cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ mới hoàn thành để kết nối thông suốt với toàn tuyến cao tốc TP. HCM - Cần Thơ vào năm 2021, và hoàn thiện khai thác vào năm 2022 như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo.
 
Theo daibieunhandan.vn

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201