Thứ Sáu, 3/5/2024 - 07:56:22 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Cải cách thủ tục hành chính là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

THỨ HAI, 08/11/2021 21:40:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - Chiều 08/11, tiếp tục thảo luận tại hội trường về phát triển kinh tế - xã hội, NSNN và công tác phòng, chống dịch Covid-19, đại biểu Quốc hội đã có nhiều đề xuất, “hiến kế” nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Phát biểu thảo luận, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (TP. Hà Nội) nhấn mạnh, giải pháp quan trọng, động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đó chính là cải cách thủ tục hành chính (TTHC).

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà phát biểu thảo luận. Ảnh: daibieunhandan.vn


Đưa ra quan điểm trên, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà nêu rõ 7 lý do.

Thứ nhất, cải cách TTHC tuy là một nội dung của cuộc cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, DN cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế và tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ hai, trong điều kiện nguồn lực đất nước còn nhiều khó khăn, Chính phủ chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung cải cách như cải cách tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách tổ chức bộ máy, thì việc lựa chọn cải cách TTHC sẽ mang lại hiệu quả thiết thực nhất.

Thứ ba, thông qua cải cách TTHC có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân, DN, qua đó xây dựng bộ máy phù hợp và lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, vừa đáp ứng yêu cầu công việc, vừa đáp ứng yêu cầu của Đảng về tinh giản biên chế, co gọn đầu mối các cơ quan hành chính nhà nước.

Thứ tư, cải cách TTHC là tiền đề để thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược và các nội dung cải cách khác như nâng cao chất lượng thể chế, nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân cấp, phân quyền, phân công giải quyết công việc cho người dân, DN. Thực hiện Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, DN số.

Thứ năm, thông qua cải cách TTHC phải gỡ bỏ những rào cản đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro mà người dân và DN phải gánh chịu, đồng thời tăng thu, giảm chi, nhất là giảm chi cho bộ máy hành chính và giảm chi cả chính thức và phi chính thức cho người dân và DN.

Theo báo cáo của Chính phủ, chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đến nay, riêng việc cắt giảm 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, tổng chi phí xã hội đã tiết kiệm được hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm. Kết quả này càng có ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang tập trung nguồn lực trong phòng, chống đại dịch Covid-19.

Thứ sáu, cải cách TTHC góp phần ngăn chặn 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng ta và chế độ ta, nhất là nguy cơ tụt hậu về kinh tế, lạc hậu về văn hóa, xã hội, tham nhũng, lãng phí nguồn lực, nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung, các Bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế. Đây là những giá trị vô hình nhưng có tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tác động tích cực đến đầu tư trong và ngoài nước, đến xuất nhập khẩu, việc làm và an sinh xã hội.

Thứ bảy, cải cách TTHC trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, yếu kém. Đó là tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà của một bộ phận cơ quan hành chính nhà nước, một số cán bộ, công chức trong giải quyết công việc, thủ tục hành chính cho người dân, DN còn xảy ra. Còn hiện tượng yêu cầu thêm nhiều giấy tờ không được quy định trong bộ hồ sơ giải quyết các TTHC tại một số cơ quan, đơn vị gây bức xúc cho người dân, DN. Tình trạng trễ hẹn trong giải quyết và chờ kết quả giải quyết hồ sơ vẫn còn phổ biến tại một số lĩnh vực.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong vấn đề cải cách TTHC hiện nay, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà đề nghị Chính phủ bổ sung thêm và nhấn mạnh những giải pháp đột phá để phát huy vai trò quan trọng của cải cách TTHC trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quá trình phục hồi nền kinh tế trong và sau đại dịch. 

Đ. KHOA

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201