Thứ Sáu, 19/4/2024 - 21:47:14 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Bổ sung 274 tỷ đồng mua bù gạo dự trữ quốc gia

THỨ TƯ, 16/09/2020 09:45:00 | TRONG NƯỚC
(BKTO) - Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 48, sáng 15/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã xem xét, cho ý kiến và biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc bổ sung kinh phí mua bù dự trữ gạo quốc gia và Nghị quyết về bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp - Ảnh: quochoi.vn


Mua bù 23.000 tấn gạo từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương

Trình bày Tờ trình về việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu rõ, từ ngày 01/6/2019 đến ngày 31/5/2020, thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) đã xuất cấp tổng số 23.000 tấn gạo để cứu trợ cho nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, hỗ trợ Tết Nguyên đán, cứu đói thời kỳ giáp hạt và viện trợ cho nhân dân Cuba. Đến nay, Bộ Tài chính đã thực hiện xong việc xuất cấp số gạo nêu trên, kịp thời giúp nhân dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 7; Khoản 2, Điều 12; Khoản 1, Điều 13 và Khoản 2, Điều 14 Luật Dự trữ quốc gia; trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính tại Tờ trình số 124/TTr-BTC ngày 9/7/2020, ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 4232/BKHĐT-KTDV ngày 1/7/2020 và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5995/VPCP-KTTH ngày 23/7/2020 của Văn phòng Chính phủ về việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia, Chính phủ trình UBTVQH bổ sung 274 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 cho Bộ Tài chính để mua bù 23.000 tấn gạo đã xuất cấp cứu trợ, viện trợ từ 1/6/2019 đến 31/5/2020. Số kinh phí được bổ sung sử dụng để mua lương thực theo chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao theo đúng quy định.
 

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình tại Phiên họp- Ảnh: quochoi.vn


Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ, thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ, bởi theo Khoản 1 Điều 7 Luật Dự trữ quốc gia thì “hàng dự trữ quốc gia sau khi xuất phải được bù lại đủ, kịp thời”.

Về nguồn vốn mua bù gạo dự trữ quốc gia, cơ quan thẩm tra nêu rõ: Tại Khoản 2 Điều 10 Luật NSNN quy định, dự phòng NSNN sử dụng để: “a) Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán”; do đó, việc bổ sung 274 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 cho Bộ Tài chính để mua bù tổng số 23.000 tấn gạo đã xuất cấp nêu trên là đúng quy định.

Sau khi nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại phiên họp, UBTVQH đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, UBTVQH nhất trí bổ sung kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 để mua bù 23.000 tấn gạo đã xuất cấp. UBTVQH giao Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành hữu quan quản lý và sử dụng hàng dự trữ quốc gia đúng mục đích và có hiệu quả cao.

Bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia

Cũng tại phiên họp, UBTVQH đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của UBTVQH bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia.

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, để đáp ứng nhu cầu về vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh cũng như đáp ứng yêu cầu trong các tình huống khẩn cấp về y tế; trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, Chính phủ trình UBTVQH xem xét, ban hành Nghị quyết về bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Dự trữ quốc gia.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng nêu, việc bổ sung quy định này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của dự trữ quốc gia và phù hợp với tiêu chí mặt hàng dự trữ quốc gia, làm cho pháp luật về dự trữ quốc gia đồng bộ, thống nhất với pháp luật về phòng, chống bệnh dịch truyền nhiễm.

Luật Dự trữ quốc gia quy định: “Trong trường hợp cần điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”. Từ căn cứ trên, Chính phủ trình UBTVQH xem xét, quyết định bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Dự trữ quốc gia. Đồng thời, để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, Chính phủ trình UBTVQH cho phép xây dựng, ban hành Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
 

UBTVQH biểu quyết thông qua Nghị quyết - Ảnh: quochoi.vn


Thẩm tra việc ban hành Nghị quyết của UBTVQH bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng Dự trữ quốc gia, Ủy ban Tài chính - Ngân sách tán thành với việc cần thiết ban hành Nghị quyết. Việc Chính phủ trình UBTVQH xem xét, ban hành Nghị quyết nêu trên là đúng thẩm quyền. Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng nhất trí với đề nghị của Chính phủ cho phép ban hành Nghị quyết này theo thủ tục rút gọn, phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trên cơ sở Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và ý kiến thảo luận tại phiên họp, UBTVQH đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng Dự trữ quốc gia. UBTVQH giao Chính phủ quy định chi tiết các mặt hàng thuộc nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế và phân công Bộ, ngành thực hiện quản lý, bảo đảm việc quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

*Cũng trong phiên làm việc sáng 15/9, UBTVQH đã cho ý kiến về việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của tỉnh Thái Nguyên; việc bổ sung dự toán thu, chi NSNN năm 2020 từ nguồn thu 70% lệ phí xuất nhập cảnh được phép để lại từ năm 2011 đến năm 2014 của Bộ Công an; Báo cáo công tác năm 2020 và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2021 của KTNN.

N.HỒNG

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã chủ trì và phối hợp giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201