Thứ Sáu, 29/3/2024 - 20:17:58 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Sắp thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng

CHỦ NHẬT, 13/01/2019 08:05:00 | THỊ TRƯỜNG
(BKTO)- Sở giao dịch Chứng khoán (GDCK) Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước trên cơ sở sắp xếp lại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Vốn điều lệ của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam là 3.000 tỷ đồng, được điều chuyển từ vốn điều lệ của HNX và HOSE.

Đây là quy định được nêu rõ trong Quyết định số 32/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thành lập Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 07/01/2019.
 

Đề án thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đề án nêu rõ: Việc thành lập Sở GDCK Việt Nam theo lộ trình phù hợp nhằm đảm bảo thị trường vẫn hoạt động ổn định, liên tục, với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2019- 2020): Thành lập Sở GDCK Việt Nam, tiếp tục duy trì hoạt động các thị trường giao dịch chứng khoán như hiện nay tại HOSE, HNX. Thống nhất tổ chức bộ máy hoạt động của Sở GDCK Việt Nam, sắp xếp lại bộ máy tổ chức của HNX và HOSE. Hoàn chỉnh dự án xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thị trường do HOSE đang làm chủ đầu tư để có thể nâng cấp hiện đại hóa công nghệ thông tin cho toàn thị trường.

Giai đoạn 2 (2020- 2023): Đưa hệ thống công nghệ thông tin thị trường đi vào hoạt động áp dụng cho HNX và HOSE, trên cơ sở đó thực hiện lộ trình phân khúc các khu vực thị trường. Xây dựng phương án cổ phần hóa Sở GDCK để triển khai thực hiện sau năm 2023. 

Theo Đề án, Bộ Tài chính là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, có trụ sở chính đặt tại Hà Nội. HNX và HOSE là các công ty con do Sở GDCK Việt Nam đầu tư 100% vốn, hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân.

Về cơ chế tài chính, Sở GDCK Việt Nam áp dụng cơ chế tài chính của công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, HNX và HOSE áp dụng Quy chế quản lý tài chính do Sở GDCK Việt Nam ban hành theo quy định.

Mục tiêu tổng quát của Đề án là Thành lập Sở GDCK Việt Nam nhằm thống nhất thị trường giao dịch chứng khoán, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch; tăng cường công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng tham gia thị trường; góp phần nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam; nâng cao sức cạnh tranh và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Việc triển khai được thực hiện theo lộ trình và bước đi phù hợp, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch trên TTCK, không làm tăng số lượng người lao động, không gây xáo trộn về tổ chức bộ máy, nhân lực, hoạt động nghiệp vụ và công tác quản lý tài chính của các sở GDCK.

Ngoài mục tiêu tổng quát, Đề án cũng quy định rõ 5 mục tiêu cụ thể, đó là: Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy trên cơ sở thống nhất một đầu mối quản trị điều hành, quản trị rủi ro để nâng cao hiệu quả bộ máy tổ chức và hoạt động của Sở GDCK Việt Nam; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức hoạt động thị trường theo quy định của pháp luật.

Sắp xếp lại hiệu quả việc tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán tại Việt Nam trên cơ sở phân định rõ ba khu vực thị trường chính, gồm: thị trường giao dịch cổ phiếu, thị trường giao dịch trái phiếu và TTCK phái sinh; tập trung vào chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa hoạt động, phát huy vai trò của TTCK trong phát triển kinh tế.

Phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin hiện đại cho thị trường, bao gồm cả hệ thống đường truyền, cơ sở dữ liệu và hệ thống dự phòng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia TTCK, tạo khả năng kết nối với các TTCK trong khu vực và trên thế giới.

Thống nhất quản lý về tài chính, đầu tư công nghệ; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời hoàn thiện cơ chế tài chính đảm bảo phù hợp với đặc thù hoạt động của sở GDCK.

Đồng thời, mở rộng TTCK có tổ chức, đa dạng hóa các sản phẩm giao dịch và nhà đầu tư, thu hẹp thị trường tự do, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư…

THÙY ANH

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201