Thứ Tư, 22/5/2024 - 03:01:10 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Khủng hoảng thừa nông sản: Thiếu đồng bộ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ

THỨ BA, 13/06/2017 22:06:00 | THỊ TRƯỜNG
(BKTO) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường thẳng thắn thừa nhận, tình trạng nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ khó khăn như vừa qua là do Bộ mới làm tốt khâu sản xuất, khâu chế biến và tổ chức thị trường còn yếu kém.


Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Mới tổ chức tốt khâu sản xuất

Theo chương trình kỳ họp thứ 3, từ ngày 13 đến 15/6, các thành viên Chính phủ sẽ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Mở đầu phiên chất vấn sáng 13/6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã đăng đàn trả lời các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực quản lý của mình. Tại phiên chất vấn, có 68 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn tư lệnh ngành Nông nghiệp. Bên cạnh nhiều vấn đề lớn như công tác quản lý phân bón, giống; quy hoạch phát triển ngành… các đại biểu Quốc hội đã tập trung đặt câu hỏi với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường về thực trạng, những giải pháp đột phá trong công tác dự báo, tổ chức thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản, nhằm khắc phục tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” như thời gian qua.

Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, sức sản xuất của Việt Nam thời gian qua tăng trưởng quá nhanh, khiến cung vượt cầu. “Trong hơn 10 năm qua riêng thịt lợn đã tăng trên 3,6 lần, từ 3,4 triệu tấn lên 5,6 triệu tấn; sữa tăng 15 lần, từ 511.000 tấn lên 800.000 tấn; cá nuôi, không kể cá khai thác, tăng từ 1,8 triệu tấn lên 3,4 triệu tấn; cùng với đó là 10 tỷ quả trứng” - Bộ trưởng dẫn số liệu.

Trong khi đó, việc tổ chức thị trường và khâu chế biến đang là 2 khâu yếu nhất trong tổ chức ngành hàng nông sản. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, hiện chế biến còn cách xa với sản xuất. “Cho đến giờ phút này, khâu liên kết của chúng ta trong sản xuất thịt lợn chỉ được 20% ở khâu nuôi còn khâu chế biến rất kém, có thể nói là kém nhất trong các ngành hàng. Hiện nay, chỉ có 4-5 DN có chế biến nhưng chế biến sâu từ giống, chăn nuôi, giết mổ, phân phối thì đếm trên đầu ngón tay làm cho khâu tiêu thụ hiện nay vẫn trên 90% theo kiểu truyền thống”. - Bộ trưởng cho biết.

Bên cạnh đó, khẩu tổ chức thị trường thực phẩm Việt Nam nói chung, đặc biệt là lợn cũng rất yếu. Hiện nay, chúng ta mới xuất khẩu được ở 3 nước, xuất khẩu lợn sữa 1 năm 20.000 tấn, còn lại chủ yếu là xuất tiểu ngạch qua Trung Quốc, các thị trường khác chưa khai thác được.

“Tóm lại là 3 khâu: khâu sản xuất, khâu chế biến, khâu mở cửa thị trường, tổ chức thị trường, chúng ta mới làm được khâu đầu còn 2 khâu sau chúng ta rất yếu, trong đó có trách nhiệm của ngành Nông nghiệp”- Bộ trưởng thẳng thắn thừa nhận.

Rà soát quy hoạch sản xuất gắn với thị trường

Về các giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Trong thời gian tới, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cùng đánh giá lại công tác quản lý thị trường, phát triển thị trường. Song song đó, sẽ rà soát, phát triển sản phẩm nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm.

Thứ nhất, trục sản phẩm quốc gia, phải rà soát lại xem đâu là lợi thế, đâu không có lợi thế để loại bỏ và chỉ tập trung phát triển sản phẩm mang lại năng suất, giá trị cao. Thứ hai, trục sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và thứ 3 là nhóm sản phẩm chủ lực vùng, miền. Từ những trục sản phẩm này, các ngành hàng sẽ tập trung vào quy mô, tổ chức sản xuất, chế biến, thương mại…

“Không chỉ đối với sản phẩm thịt lợn, mà các sản phẩm khác cũng có sự rà soát lại từ quy hoạch, chiến lược phát triển gắn với thị trường rõ hơn. Để làm tốt điều này, cần tăng cường sự phối hợp giữa Bộ với các cơ quan của trung ương, địa phương, các thành phần kinh tế, giúp việc phát triển nông sản hàng hóa từng bước bền vững”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đồng tình với đánh giá của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường về những tồn tại trong công tác phát triển thị trường, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh phân tích thêm: Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và công tác quy hoạch phải tính toán lại, đặc biệt là sự phối hợp giữa các Bộ, ngành. Cần có sự phối hợp của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong xây dựng, nghiên cứu thị trường. Phải đánh giá cho đúng những lợi thế cạnh tranh và quy hoạch thị trường cho tốt để tiếp tục phát triển.

“Vai trò quản lý của cơ quan nhà nước phải định hướng được thông qua quy hoạch và tổ chức quy hoạch trong sản xuất, phối hợp với những nhiệm vụ thị trường và vượt qua rào cản thương mại, kỹ thuật thì chúng ta mới phát triển bền vững” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Đ. KHOA

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201