Thứ Năm, 25/4/2024 - 20:16:34 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam chỉ được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán

THỨ TƯ, 23/06/2021 21:12:00 | TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
(BKTO) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 59/2021/NĐ-CP quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

 

Ảnh minh họa. Nguồn internet


Theo quy định, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam chỉ được đầu tư ra ngoài DN trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Hình thức và thẩm quyền đầu tư ra ngoài DN của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Doanh thu và chi phí của hai đơn vị trên được quản lý theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Trong đó, doanh thu của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam gồm: Doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ; doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ; doanh thu và thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn vào công ty con.

Doanh thu của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam gồm doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ và doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ. Ngoài doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính đối với lãi tiền gửi phát sinh từ hoạt động thanh toán hộ cổ tức, gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, các chứng khoán khác và thực hiện quyền mua chứng khoán.

Nghị định nêu rõ, căn cứ quy định tại Nghị định này, quy định của pháp luật về quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN và các quy định pháp luật có liên quan, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành Quy chế quản lý tài chính và Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con.

Quy chế quản lý tài chính của công ty con bao gồm: vốn điều lệ, huy động vốn và đầu tư vốn ra bên ngoài; đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định, quản lý tài sản; chi phí của công ty con; phân phối lợi nhuận sau thuế và trích lập các quỹ…

Doanh thu của công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam bao gồm: doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ; doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính đối với lãi tiền gửi phát sinh liên quan đến hoạt động đấu giá chứng khoán…/.
 
HỒNG NHUNG
 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

ADB thông qua mô hình hoạt động mới

ADB thông qua mô hình hoạt động mới

(BKTO) - Mô hình hoạt động mới sẽ giúp ADB nâng cao năng lực hoạt động, phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu của các nước thành viên đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201