Thứ Sáu, 29/3/2024 - 19:31:52 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

HOSE nghẽn lệnh, dòng tiền chuyển hướng

THỨ BA, 16/03/2021 17:00:00 | TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
(BKTO) - Kỳ vọng vào đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ tiếp tục kéo phố Wall khởi sắc trong phiên giao dịch ngày 15/3 (giờ địa phương). Còn ở thị trường trong nước, bệnh nghẽn lệnh trên sàn HOSE tiếp tục tái diễn khiến giao dịch ảm đạm.


Phố Wall khởi sắc 

Hai chỉ số tổng hợp S&P 500 và chỉ số công nghiệp Dow Jones đều xác lập các mức cao kỷ lục giữa lúc giới đầu tư đang dõi theo đà phục hồi kinh tế sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và đón đợi các thông tin từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong tuần này.


​Khởi đầu tuần mới, chứng khoán Mỹ có phiên giao dịch khó khăn khi suy giảm phần lớn thời gian trong phiên, trước khi bật lên vào những phút giao dịch cuối cùng.

Thị trường nhận được trợ lực từ chương trình tiêm chủng rộng rã cũng như dự luật viện trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD. Kỳ vọng về một nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ đã thúc đẩy đà tăng đối với các cổ phiếu tăng trưởng tốt khi nền kinh tế mở cửa trở lại như ngân hàng, năng lượng, vật liệu.

Tuần này, các nhà đầu tư tập trung vào cuối cuộc họp định kỳ kéo dài hai ngày của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vào thứ Tư. Các nhà hoạch định chính sách dự kiến đưa ra tăng trưởng vô cùng lạc quan cho nền kinh tế Mỹ trong năm 2021, đồng thời nhắc lại lập trường ôn hòa của họ trong tương lai gần.
Mặt khác, ba nước châu Âu là Đức, Ý và Pháp đồng loạt hoãn sử dụng vắc xin COVID-19 của AstraZeneca từ ngày 15/3 sau khi có báo cáo về tình trạng đông máu sau khi tiêm.

Đan Mạch và Na Uy đã hoãn từ tuần trước sau khi ghi nhận một số trường hợp đông máu. Iceland và Bulgaria tiếp bước, trong khi Ireland và Hà Lan vừa tuyên bố hoãn vào ngày 14/3.

Kết thúc phiên 15/3, chỉ số Dow Jones tăng 174,82 điểm (+0,53%), lên 32.953,46 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 25,60 điểm (+0,65%), lên 3.968,94 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 14.459,71 điểm (+1,05%), lên 13.459,71 điểm.

Chứng khoán Châu Âu giảm nhẹ trong phiên giao dịch khởi đầu tuần mới trong bối cảnh lợi suất trái phiếu tăng gây áp lực lên nhóm cổ phiếu tăng trưởng như công nghệ, đồng thời đẩy dòng tiền chảy vào cổ phiếu các nhóm ngành kinh tế nhạy cảm trên thị trường như ngân hàng, năng lượng và ô tô.

Kết thúc phiên 15/3, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 11,77 điểm (-0,17%), xuống 6.749,70 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 40,79 điểm (-0,28%), xuống 14.461,42 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 10,58 điểm (-0,17%), xuống 6.035,97 điểm.

Chứng khoán châu Á có phiên giao dịch trái chiều vào thứ Hai. Chứng khoán Nhật Bản tăng điểm nhờ sự lạc quan xung quanh việc Mỹ thông qua gói kích thích khổng lồ, thúc đẩy cổ phiếu chu kỳ. Chứng khoán Trung Quốc giảm do chịu sức ép từ các nhóm cổ phiếu tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe và năng lượng mới. Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông tăng điểm do được củng cố bởi cổ phiếu của các công ty tài chính lớn. Còn chứng khoán Hàn Quốc giảm khi giới đầu tư đứng ngoài chờ đợi cuộc họp chính sách của Fed trong vài ngày tới.

Kết thúc phiên 15/3, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 49,14 điểm (+0,17%), lên 29.766,97 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 33,13 điểm (-0,96%), xuống 3.419,95 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 94,09 điểm (+0,33%), lên 28.833,76 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 8,68 điểm (-0,28%), xuống 3.045,71 điểm.

Nghẽn lệnh tái diễn trên HOSE

Còn ở thị trường trong nước phiên chiều 16/3, bệnh nghẽn lệnh tái diễn khiến VN-Index giao dịch trên HOSE khá ảm đạm, nên dòng tiền chuyển hướng tìm kiếm cơ hội trên HNX và UPCoM. 

Sức cầu tiếp tục được duy trì và kéo VN-Index đi lên ngay sau nhịp giảm đầu phiên. Tuy nhiên, kể từ thời điểm 14h, tình trạng lệnh nghẽn lệnh tái diễn nên giao dịch chỉ diễn ra nhỏ giọt. Điều này ảnh hưởng tới lớn tới đà phục hồi của VN-Index khi chỉ ì ạch bò dưới tham chiếu.

Việc HOSE nghẽn lệnh đã khiến nhiều nhà đầu tư chuyển hướng tìm kiếm cơ hội trên sàn HNX và UPCoM, giúp giao dịch của 2 sàn này sôi động trong phiên chiều, 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng dần hồi phục và bứt qua tham chiếu.

Đóng cửa, với 162 mã tăng và 297 mã giảm, VN-Index giảm 4,66 điểm (-0,39%) xuống 1.179,9 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 683,85 triệu đơn vị, giá trị 15.313,76 tỷ đồng, tăng nhẹ so với phiên 15/3 (676,96 triệu đơn vị khớp lệnh, giá trị 15.105 tỷ đồng). Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 54,2 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.792,5 tỷ đồng.

Trong phiên chiều, trong nhóm VN30, nhiều mã đã thu hẹp đáng kể đà giảm. Số lượng mã giảm từ 1-1,8% chỉ còn 6 mã là REE, NVL, BID, VNM, VPB và SSI. Các mã giảm còn lại đều dưới mức 1%, trong số này POW khớp hơn 20 triệu đơn vị, còn HPG, SSI MBB và TCB khớp được 11-14 triệu đơn vị.

Số mã tăng cũng được nâng lên dù không nhiều với 7 mã, trong đó tích cực nhất là FPT khi tăng 5,9% lên 81.000 đồng, khớp lệnh hơn 5,1 triệu đơn vị. TCH +4% lên 23.600 đồng, khớp lệnh 9,2 triệu đơn vị. VRE và PLX tăng 1% và 1,2% lên mức 34.800 đồng và 57.800 đồng, khớp lệnh 5-6 triệu đơn vị.

STB đã về được tham chiếu 18.900 đồng, khớp lệnh gần 23,8 triệu đơn vị, cao nhất rổ VN30.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, cặp đôi ROS và FLC hút mạnh dòng tiền, khối lượng giao dịch đứng đầu HOSE với lần lượt 46,2 triệu và 33,3 triệu đơn vị, chốt phiên ROS +5,7% lên 4.100 đồng, FLC +4,3% lên 7.700 đồng.

Còn giữ được mức tăng là DXG, HHS, FIT, HSG, FCN, VPI, NKG, DBC, AAA, IDI, DRH…, khớp từ 3,6-8,6 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, dòng tiền hoạt động tích cực ở một số mã lớn giúp chỉ số HNX-Index dần hồi phục và kịp vượt qua tham chiếu khi chốt phiên chiều.

Đóng cửa, với 54 mã tăng và 73 mã giảm, HNX-Index tăng 0,7 điểm (+0,9%) lên 275,89 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 161,5 triệu đơn vị, giá trị gần 2.669 tỷ đồng, tăng 18% về khối lượng và 27% về giá trị so với phiên 15/3. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 3,4 triệu đơn vị, giá trị 100,6 tỷ đồng.

Trên UPCoM, chỉ số UPCoM-Index cũng có diễn biến tương tự HNX và đóng cửa với sắc xanh nhạt.

Đóng cửa, với 161 mã tăng và 94 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (+0,13%) lên 80,93 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 93,88 triệu đơn vị, giá trị 1.143,2 tỷ đồng, tăng 91% về khối lượng và 35% về giá trị so với phiên 15/3. Giao dịch thỏa thuận có thêm 24,9 triệu đơn vị, giá trị 341,3 tỷ đồng.

Diễn biến phân hóa tiếp tục được duy trì tại nhóm cổ phiếu có thanh khoản tốt nhất, với sắc xanh ghi nhận tại các mã ABB, SBS, VHG, DDV, QTP, PVM, VOC, MSR... và ngược lại là sắc đỏ tại BSR, OIL, C4G, VGT, AAS, VGI...

Trong đó, BSR vẫn là cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất với hơn 13 triệu đơn vị khớp lệnh, kết phiên giảm 2,4% xuống 16.000 đồng. ABB khớp nhiều thứ 2 với 6,3 triệu đơn vị, tăng 4,3% lên 14.600 đồng.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm. Trong đó, VN30F2103 đáo hạn gần nhất giảm 0,22% xuống 1.186,2 điểm, khớp lệnh gần 97.666 đơn vị, khối lượng mở gần 27.303 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, có 21 mã tăng điểm trong phiên này, trong đó CVRE2007 tăng 11,11% lên 600 đồng/CQ và khớp lệnh nhiều nhất với 1.106.600 đơn vị.

NAM SƠN (Tổng hợp)

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

ADB thông qua mô hình hoạt động mới

ADB thông qua mô hình hoạt động mới

(BKTO) - Mô hình hoạt động mới sẽ giúp ADB nâng cao năng lực hoạt động, phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu của các nước thành viên đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201