Thứ Tư, 24/4/2024 - 07:11:04 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Đã cấp hơn 5,1 nghìn tỷ đồng hỗ trợ địa phương ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi

THỨ NĂM, 14/05/2020 16:17:20 | TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
(BKTO) - Theo ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính), địa phương chịu tác động lớn từ dịch tả lợn châu Phi đã được cấp bổ sung kinh phí, việc triển khai chi trả là thuộc trách nhiệm của địa phương.

 

Việc thực hiện chi trả hỗ trợ dịch tả lợn thuộc về trách nhiệm của địa phương - Ảnh: TL


Thời gian qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh về việc người dân tại một số tỉnh thành vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ dịch tả lợn châu Phi, lãnh đạo Vụ Ngân sách Nhà nước đã có một số chia sẻ thông tin về việc này.

Theo ông Võ Thành Hưng, Bộ Tài chính đã đề nghị sở tài chính một số địa phương có liên quan kiểm tra vấn đề này. Tuy nhiên, do địa phương có 3 cấp ngân sách từ tỉnh đến huyện, xã, mỗi cấp ngân sách lại có các đơn vị khác nhau nên có thể việc chi trả có thể đang có những vướng mắc ở một khâu nào đó.

Ông Võ Thành Hưng cho biết thêm, cơ chế hỗ trợ chi trả cho người dân bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi năm 2019 được chia làm nhiều giai đoạn.

Giai đoạn đầu triển khai theo Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ, từ ngày 27/6/2019 thực hiện theo Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Ngay sau khi nhận được văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí tiêu hủy lợn bị thiệt hại của từng địa phương, Bộ Tài chính đã thực hiện cấp kinh phí cho các địa phương để triển khai thực hiện.

Đến hết năm 2019, Bộ Tài chính đã bổ sung kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương cho 55/63 địa phương để các địa phương hỗ trợ chi trả cho người dân bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi. Những địa phương còn lại cơ bản là những địa phương có nguồn lực tài chính khá, theo quy định phải tự đảm bảo từ nguồn kinh phí của địa phương, ngân sách trung ương không hỗ trợ.

Tổng số tiền ngân sách trung ương đã cấp về cho các địa phương đến nay là hơn 5,1 nghìn tỷ đồng, tương đương với khoảng 70% số kinh phí dự kiến ngân sách trung ương phải hỗ trợ.

Theo Quyết định 793/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đối tượng hỗ trợ bao gồm người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi, với mức hỗ trợ từ 25.000 - 30.000 đồng/kg lợn hơi.

Về nguồn hỗ trợ, đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, ngân sách trung ương hỗ trợ 80% mức NSNN hỗ trợ thiệt hại.

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại, các tỉnh, thành phố có tỉ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ NSNN.

Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại, ngân sách trung ương hỗ trợ 70% phần hỗ trợ từ NSNN.
 
Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

ADB thông qua mô hình hoạt động mới

ADB thông qua mô hình hoạt động mới

(BKTO) - Mô hình hoạt động mới sẽ giúp ADB nâng cao năng lực hoạt động, phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu của các nước thành viên đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201