Thứ Năm, 28/3/2024 - 23:06:53 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

117 tỷ USD nhập khẩu, hàng hóa Trung Quốc chiếm 30%

THỨ HAI, 20/07/2020 15:05:00 | TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
(BKTO) - Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với thị phần lên đến gần 30% trong 6 tháng đầu năm.

Cơ cấu thị phần từ 3 thị trường lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước 6 tháng đầu năm 2020 - Biểu đồ: T.Bình


3 nhóm hàng “chục tỷ đô”

Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm cả nước chi 117,33 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Sự sụt giảm chung đến từ chiều hướng lao dốc của nhiều nhóm hàng chủ lực.

Đó là, xăng dầu các loại giảm 5% về lượng và giảm 38,7% về trị giá; ô tô nguyên chiếc các loại giảm gần ½ cả về lượng và trị giá; linh kiện phụ tùng ô tô giảm 17,3% về trị giá; sắt thép các loại giảm 6,2% về lượng và giảm 16,6% về trị giá; rau quả giảm 40,5% về trị giá; nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày giảm 15,9% về trị giá; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng giảm 4,5% về trị giá…

Nửa đầu năm 2020, Tổng cục Hải quan ghi nhận có 3 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên. Số lượng này tương đương cùng kỳ 2019, tuy nhiên trị giá của 2/3 nhóm hàng bị sụt giảm so với 1 năm trước.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vẫn là nhóm hàng dẫn đầu với kim ngạch đạt 27,16 tỷ USD, tăng 13,8% (tương ứng tăng 3,3 tỷ USD) so với 6 tháng đầu năm 2019.

Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với trị giá nhập khẩu đạt 7,88 tỷ USD, nhưng giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc với 6,65 tỷ USD, tăng 14,2%; thị trường Đài Loan đạt với 3,19 tỷ USD, tăng mạnh 31,7% và vượt Mỹ (với 2,28 tỷ USD, tăng 3,6%) để trở thành thị trường đứng thứ 3 cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đứng thứ hai với trị giá đạt 16,82 tỷ USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 8,53 tỷ USD, giảm 9,3% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 8,29 tỷ USD, tăng nhẹ 1,1%.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng lớn nhất với trị giá gần 7 tỷ USD, tăng 3,2%.

Các thị trường lớn khác là Hàn Quốc với 2,94 tỷ USD, giảm 8,6%; Nhật Bản với 2,18 tỷ USD, giảm 4,7%...

Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may, da giày (bông các loại; vải các loại; xơ sợi dệt các loại và nguyên phụ liệu dệt may da giày) với tổng trị giá 10,26 tỷ USD, giảm mạnh 15,9% (tương ứng giảm 1,94 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc vẫn duy trì là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam khi đạt trị giá 4,93 tỷ USD, giảm 13%, tương ứng giảm 733 triệu USD so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 48% trong tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

35 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

Xét về thị trường, Trung Quốc tiếp tục là nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch 34,92 tỷ USD, dù giảm 1,9% so với cùng kỳ 2019 nhưng vẫn chiếm đến 29,8% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Đáng chú ý, do tốc độ nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc giảm thấp hơn so với nhiều thị trường chủ lực và cả nước nên tỷ trọng về kim ngạch từ quốc gia này (trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước) tăng từ 29,5% của 6 tháng đầu năm ngoái lên mức 29,8% nửa đầu năm nay.

Sự áp đảo của thị trường Trung Quốc thể hiện rõ ở vị trí dẫn đầu ở hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam.

Ngoài 3 nhóm hàng lớn nhất như đề cập ở trên, hết tháng 6 còn có tới 3 nhóm hàng khác đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.

Đó là, điện thoại và linh kiện đạt hơn 3 tỷ USD; sản phẩm từ chất dẻo đạt 1,45 tỷ USD; sắt thép gần 1,4 tỷ USD.

Ngoài Trung Quốc, 2 thị trường nhập khẩu lớn nhất còn lại trong Top 3 cũng đến từ châu Á là Hàn Quốc với 20,79 tỷ USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn chiếm 17,7% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Thị trường còn lại là Nhật Bản với 9,43 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 8% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
 
Theo haiquanonline.com.vn

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

ADB thông qua mô hình hoạt động mới

ADB thông qua mô hình hoạt động mới

(BKTO) - Mô hình hoạt động mới sẽ giúp ADB nâng cao năng lực hoạt động, phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu của các nước thành viên đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201