Thứ Năm, 16/5/2024 - 19:18:26 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

FAO kêu gọi nhanh chóng giải quyết tình trạng thiếu nước trên toàn cầu

THỨ SÁU, 27/11/2020 23:29:00 | QUỐC TẾ
(BKTO) - Theo Liên Hợp Quốc, cuộc sống của hơn 3 tỷ người trên thế giới đang bị ảnh hưởng do thiếu nguồn nước sạch, và các nguồn nước này đã giảm 20% trong 2 thập kỷ qua.


Hơn 3 tỷ người đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nước sạch - Nguồn: sưu tầm.

Trong báo cáo về Tình trạng Nông nghiệp và Lương thực (SOFA) 2020 của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) công bố ngày 26/11, cơ quan này đã kêu gọi cần phải giải quyết kịp thời tình trạng khan hiếm nước ở cấp độ toàn cầu, bởi điều này đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 3 tỷ người trên thế giới.

Theo báo cáo của FAO, nguồn nước sạch hiện có cho mỗi người dân trên thế giới trung bình đã giảm hơn 20% trong hai thập kỷ qua. Điều này làm gia tăng nhu cầu cải tạo việc sử dụng nước của các thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp - lĩnh vực có nhu cầu dùng đến nước lớn nhất hiện nay.

FAO nêu rõ thiếu hụt nguồn nước là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực Bắc Phi và Tây Á, nơi lượng nước bình quân đầu người hàng năm đã giảm hơn 30% và "hiếm khi" đạt 1.000 m3 - cột mốc được coi là ngưỡng khan hiếm nước nghiêm trọng.

Theo Liên Hợp Quốc, cuộc sống của hơn 3 tỷ người trên thế giới đang bị ảnh hưởng do thiếu nguồn nước sạch, và các nguồn nước này đã giảm 20% trong 2 thập kỷ qua. Trong đó khoảng 1,5 tỷ người đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nước nghiêm trọng hoặc hạn hán, do sự kết hợp của biến đổi khí hậu, nhu cầu sử dụng nước tăng cao và quản lý nguồn nước kém. Các hoạt động nông nghiệp ở nhiều khu vực trên thế giới cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.

Ông Qu Dongyu - Tổng giám đốc Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), cho rằng: "Chúng ta phải hết sức nghiêm túc với cả tình trạng khan hiếm nước và tình trạng thiếu nước vì đó là thực tế mà tất cả chúng ta đang phải đối mặt".

Theo định nghĩa, khan hiếm nước (water scarcity) là sự mất cân bằng giữa cung và cầu đối với các nguồn nước ngọt, còn thiếu nước (water shortage) là việc có ít mưa hơn. Tình trạng thiếu nước và khan hiếm nước trong nông nghiệp cần phải được giải quyết mạnh mẽ và ngay lập tức. ông Qu nói thêm.

Tổng giám đốc FAO cũng cho rằng các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, bao gồm xóa đói và cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch, vẫn nằm trong tầm tay nhưng chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để cải tiến các hoạt động canh tác trên toàn cầu, cũng như quản lý một cách công bằng các nguồn tài nguyên.

Báo cáo về Tình trạng Lương thực và Nông nghiệp 2020 của FAO cho thấy 50 triệu người châu Phi ở khu vực hạ Sahara đang sống ở những nơi gặp hạn hán nghiêm trọng, gây tác động khủng khiếp đến đất canh tác và đồng cỏ. Hơn 1/10 diện tích đất canh tác có mưa trên thế giới phải hứng chịu hạn hán thường xuyên. Nông nghiệp dựa vào nước mưa chiếm tới 60% sản lượng cây trồng toàn cầu và 80% diện tích đất canh tác, phần còn lại sử dụng nguồn nước từ các hệ thống tưới tiêu. Tuy nhiên các hệ thống này không phải là câu trả lời cho hạn hán, vì hơn 60% diện tích đất canh tác dựa vào tưới tiêu đang bị thiếu nước. Việc tưới tiêu không đúng cách có thể gây lãng phí nước, làm cạn kiệt các nguồn tài nguôn không thể tái tạo, như các tầng nước ngầm dưới đất.

Các nghiên cứu riêng biệt gần đây đã chỉ ra rằng đất nông nghiệp trên thế giới ngày càng được tập trung vào tay ít người hơn, với các công ty lớn và chủ sở hữu quốc tế tiếp quản các khu sản xuất, trong khi các nông hộ nhỏ - những người có trang trại thường chạy theo dây chuyền bền vững hơn với môi trường - ngày càng bị đẩy ra ngoài. Khoảng 1% trang trại trên thế giới vận hành 70% diện tích đất nông nghiệp của thế giới.

FAO cảnh báo, sản xuất lương thực phải thay đổi để giảm phát thải khí nhà kính và cố gắng ngăn chặn sự phá vỡ khí hậu, nhưng điều này không đơn giản. “Khi thế giới hướng tới việc chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh - thường bao gồm các loại thực phẩm tương đối sử dụng nhiều nước, chẳng hạn như các loại đậu, các loại hạt, gia cầm và các sản phẩm từ sữa - thì việc sử dụng bền vững tài nguyên nước sẽ quan trọng hơn bao giờ hết. Nông nghiệp sử dụng nước mưa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản xuất lương thực toàn cầu. Tuy nhiên, nếu tiếp tục như vậy, chúng ta cần phải cải thiện cách quản lý nguồn nước từ lượng mưa đang ngày một hạn chế - ông Qu Dongyu cho biết. 

NAM SƠN (Theo ​Guardian)

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc: Hoàn thành giám sát nhiều nội dung được nhân dân quan tâm

Mặt trận Tổ quốc: Hoàn thành giám sát nhiều nội dung được nhân dân quan tâm

(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương (UBTƯ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục triển khai 10 nội dung giám sát theo Kế hoạch giám sát và phản biện xã hội năm 2022.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201