Người dân xếp hàng mua đồ tại thành phố Bogotá - Colombia - Ảnh minh họa
Từ khi được thông qua và thực hiện FCL vào năm 2009, đây là lần đầu tiên Colombia sử dụng nguồn tài chính này, một công cụ dự trữ giúp đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi cần và là “lá chắn” bổ trợ cho nền kinh tế khi đối mặt với sự biến động tài chính trên toàn cầu.
Vào tháng 5/2020, Colombia đã đồng ý gia hạn FCL thêm hai năm và vào tháng 9/2020 đã chấp thuận mở rộng nguồn vốn này lên 17,6 tỷ USD.
IMF cho biết Chính phủ của Tổng thống Iván Duque dự định sử dụng 12,2 tỷ USD còn lại như một khoản tín dụng dự phòng. Định chế tài chính này nhấn mạnh việc tiếp cận các nguồn lực này sẽ giúp Colombia hỗ trợ nền tài chính công trong cuộc chiến chống COVID-19, đồng thời cho phép nước này duy trì một nguồn tài chính mang tính thanh khoản quốc tế giúp giảm thiểu các rủi ro bên ngoài.
FCL được thành lập vào ngày 24 tháng 3 năm 2009, là một phần của cuộc cải cách lớn về khuôn khổ cho vay của IMF. FCL cho phép người nhận rút hạn mức tín dụng bất kỳ lúc nào và được thiết kế để giải quyết linh hoạt nhu cầu cán cân thanh toán thực tế và tiềm năng nhằm giúp tăng cường niềm tin của thị trường. Việc giải ngân của FLC không theo từng giai đoạn cũng như không gắn với việc tuân thủ các mục tiêu chính sách như trong các chương trình do IMF hỗ trợ thông thường.
Theo IMF
(BKTO) - Từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương (UBTƯ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục triển khai 10 nội dung giám sát theo Kế hoạch giám sát và phản biện xã hội năm 2022.
2 năm trước
2 năm trước
2 năm trước
2 năm trước
(BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.
2 năm trước
Em tìm con số niềm tin yêu