Thứ Ba, 7/5/2024 - 04:03:51 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Xuất khẩu nông sản của Australia thiệt hại gần 2,5 tỷ USD năm 2020

THỨ HAI, 07/12/2020 15:25:00 | KINH DOANH
(BKTO) - Xuất khẩu nông sản của Australia đã bị thiệt hại 3,5 tỷ đôla Australia ( 2,45 tỷ USD) trong năm nay do căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang.


Xuất khẩu nông sản của Australia thiệt hại 2,45 tỷ USD do căng thẳng thương mại với Trung Quốc. (Nguồn: abc.net.au)

Xuất khẩu nông sản của Australia đã bị thiệt hại 3,5 tỷ đôla Australia (tương đương 2,45 tỷ USD) trong năm nay do căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang và tình trạng đóng cửa biên giới trên toàn cầu để ngăn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.

Phóng viên TTXVN tại Sydney trích dẫn báo cáo quý 4 của Cục Kinh tế Tài nguyên và Nông nghiệp Australia (ABARES) cho biết trong khi sản lượng nông nghiệp cả nước được dự báo sẽ tăng 7% lên 65 tỷ AUD (45,5 tỷ USD) trong năm 2020-2021 nhờ vụ Đông bội thu và lượng mưa nhiều, giá trị xuất khẩu nông sản lại giảm 7,2% xuống còn 44,7 tỷ AUD (33,2 tỷ AUD) từ mức 48,2 tỷ AUD (35,8 tỷ USD) năm trước.

Theo Giám đốc điều hành ABARES, Steve Hatfield-Dodds, sản xuất nông nghiệp của Australia đang phục hồi sau một thời gian dài hạn hán.

Xuất khẩu nông sản cũng đã mở rộng và tìm thêm được thị trường trong thời kỳ đại dịch, nhưng ảnh hưởng của mùa khô hạn vừa qua và bất ổn thương mại đang làm giảm giá trị xuất khẩu.

Theo báo cáo của ABARES, lúa mạch và rượu vang là hai mặt hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi căng thẳng thương mại với Trung Quốc.

Tuy nhiên, xuất khẩu lúa mạch của Australia đã được chuyển hướng sang các thị trường khác, trong khi giá trị xuất khẩu rượu vang sang Trung Quốc lại tăng đột biến, trước khi có thông tin về việc nước này yêu cầu các nhà xuất khẩu rượu vang Australia nộp thuế chống bán phá giá từ cuối tháng 11 vừa qua.

Báo cáo nhận định mặc dù Australia có thể tăng xuất khẩu rượu vang sang các thị trường hiện tại, như Anh và Mỹ, nhưng việc thiếu tiếp cận với Trung Quốc có thể sẽ làm giảm giá trị sản xuất và doanh số bán hàng trong giai đoạn 2020-2021.

Tuy nhiên, việc nới lỏng hơn nữa các hạn chế đi lại ở Australia sẽ giúp thúc đẩy du lịch rượu vang, qua đó giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt chống bán phá giá của Trung Quốc.

Về thị trường trong nước, ABARES dự báo giá rau quả ở Australia có thể tăng tới 15%-20% trong thời gian tới do các lệnh hạn chế đi lại để phòng chống COVID-19, làm giảm nguồn lao động tham gia thu hoạch.

Trong thời gian tới, nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm nông nghiệp sẽ vẫn tương đối mạnh, ngay cả khi các hoạt động kinh tế được dự đoán sẽ thu hẹp trong giai đoạn 2020-2021 do thực phẩm là một mặt hàng thiết yếu.

Mặt khác, nhờ Chính phủ Australia quản lý tốt đại dịch, ngày càng có nhiều người dân sẽ đi du lịch trong nước trong dịp cuối năm và đầu năm mới, qua đó sẽ giúp phục hồi ngành du lịch, dịch vụ lưu trú và ăn uống, cũng như hỗ trợ nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp./.

Theo vietnamplus.vn

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn, vấn đề tồn đọng tại dự án TISCO2

Tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn, vấn đề tồn đọng tại dự án TISCO2

(BKTO) - Ngày 27/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLVNN) Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp ông Yang Ruo Bing - Chủ tịch HĐQT Công ty Công trình Luyện kim quốc tế (MCCI), trực thuộc Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC).

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201