Thứ Năm, 25/4/2024 - 22:36:54 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Micronesia: Chương trình bảo hiểm y tế tồn tại nhiều thiếu sót

THỨ SÁU, 22/02/2019 22:00:00 | KIỂM TOÁN QUỐC TẾ
(BKTO)- Vừa qua, Văn phòng KTNN (ONPA) Liên bang Micronesia (FSM), tại phía Tây Thái Bình Dương, đã tiến hành một cuộc kiểm toán hoạt động xem xét công tác giám sát và quản lý tài chính của chương trình bảo hiểm y tế của Chính phủ có tên MiCare trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017.

Chương trình bảo hiểm y tế MiCare tiền thân là Chương trình bảo hiểm y tế cho nhân viên của Chính phủ FSM, sau đó, MiCare đã được mở rộng và phát triển. Hơn 30 năm qua, MiCare đã cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế cho người dân của FSM.

 

Kế hoạch MiCare của Chính phủ chưa hoạt động hiệu quả

ONPA mới đây đã công bố Báo cáo kiểm toán số 2019-01 với tiêu đề “Kế hoạch MiCare: Những thách thức trong công tác giám giát và quản lý, những triển vọng trong tương lai”.

Pháp luật FSM quy định rõ ràng rằng, ONPA có đầy đủ mọi thẩm quyền thực hiện cuộc kiểm toán này, thông qua cuộc kiểm toán nhằm xem xét công tác quản lý, giám sát các hoạt động của chương trình bảo hiểm y tế MiCare.

Cuộc kiểm toán này đặt ra hai mục tiêu lớn: xác định xem hệ thống quản lý và giám sát kế hoạch có đảm bảo đầy đủ các mục tiêu hoạt động đã được đề ra hay không và xét xem MiCare có triển khai hệ thống giám sát, đánh giá và báo cáo phù hợp không.

Dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán này, ONPA đã kết luận rằng, quá trình triển khai Kế hoạch MiCare đã để xảy ra nhiều rủi ro đáng kể trong các quy trình khác nhau, công tác kiểm soát nội bộ không được chú trọng, không phát huy được vai trò để giảm thiểu rủi ro.

Ban Giám đốc chương trình bảo hiểm đã không hoàn thành trách nhiệm của mình để đảm bảo kế hoạch được vận hành một cách an toàn và hợp lý; tình hình tài chính của Micare thường xuyên phát sinh những tổn thất đáng kể; nguồn vốn của kế hoạch cạn kiệt dẫn đến nhiều khó khăn khác.

Cụ thể, ONPA chỉ ra một loạt điểm yếu của chương trình như: công tác quản trị DN tồn tại nhiều thiếu sót; ngân sách hàng năm luôn trong tình trạng thiếu thốn trầm trọng khiến các mục tiêu chiến lược không được hoàn thành; Kế hoạch Micare thiếu các chính sách quản lý rủi ro; thiếu các chính sách đánh giá đối với hoạt động, trách nhiệm của Ban Giám đốc; thiếu công tác kiểm soát công nghệ thông tin và hoạt động truyền thông; công tác kiểm soát và báo cáo cũng không được chú trọng; thiếu các chính sách nội bộ để chỉ đạo và hướng dẫn các hoạt động hàng ngày; thiếu quy tắc đạo đức và thiếu sự giám sát chặt chẽ để quản lý các khoản thu, chi.

Trước thực trạng trên, Báo cáo kiểm toán đã đưa ra nhiều khuyến nghị để khắc phục các vấn đề và điểm yếu, đặc biệt trong các lĩnh vực như quản trị, kế hoạch hoạt động, quản lý ngân sách, quản lý rủi ro, cải thiện công nghệ, cải thiện các quy trình nội bộ…

Báo cáo kiểm toán hiện đã được đăng tải lên trang thông tin điện tử của Chính phủ giúp công chúng có thể xem công khai.

THANH XUYÊN (Theo PASAI)
 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Namibia: Giám sát lỏng lẻo dẫn đến nhiều khoản thanh toán trùng lặp

Namibia: Giám sát lỏng lẻo dẫn đến nhiều khoản thanh toán trùng lặp

(BKTO) - Bộ Nội vụ, Nhập cư, An toàn và An ninh (MHISS) Namibia vừa qua đã phải thực hiện công tác thu hồi hơn 2,3 triệu đô-la Namibia (khoảng 130 nghìn USD) do nhiều khoản chi bị thanh toán trùng lặp cho các nhà cung cấp dịch vụ cho Chính phủ nước này.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201