Thứ Bảy, 27/4/2024 - 03:58:32 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Bộ Ngoại giao Indonesia: Giải quyết thiếu sót để duy trì kết quả tốt

THỨ BA, 27/09/2022 11:50:00 | KIỂM TOÁN QUỐC TẾ
(BKTO) - Kiểm toán nhà nước Indonesia (BPK) vừa qua đã công bố Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021 của Bộ Ngoại giao có tựa đề “Kiểm toán nhà nước Indonesia đánh giá cao nỗ lực và sự kiên định của Bộ Ngoại giao trong việc duy trì ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần”.

Bộ Ngoại giao Indonesia. Ảnh: kemlu.go.id


Các kiểm toán viên của BPK đã đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cho năm 2015 của Bộ Ngoại giao. Bộ đã ngay lập tức điều chỉnh và cải thiện theo các khuyến nghị kiểm toán. Nhờ đó, các cuộc kiểm toán BPK thực hiện đối với Báo cáo tài chính của Bộ đối với các năm từ 2016 đến 2021 đã được đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Thành viên Hội đồng quản trị BPK Nyoman Adhi Suryadnyana cho biết: “Trong cuộc kiểm toán đối với năm tài chính 2021, chúng tôi không phát hiện được vấn đề trọng yếu nào ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, báo cáo tài chính đã được trình bày trung thực và hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu và tuân thủ với Chuẩn mực kế toán công”.

Ông Suryadnyana cũng khẳng định, ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là Bộ Ngoại giao không còn hạn chế nào. BPK đã có 9 phát hiện về những điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ, không tuân thủ các quy định của pháp luật, thiếu đồng bộ trong quản lý tài chính nhà nước. Ông Suryadnyana nói: “Mặc dù không ảnh hưởng trọng yếu đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính nhưng các vấn đề nêu trên cần được giải quyết. Chúng tôi mong rằng các khuyến nghị kiểm toán có thể được thực hiện ngay để có thể cải thiện hiệu quả của công tác quản trị tài chính và duy trì ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần”.

BPK cho rằng, Bộ Ngoại giao có sứ mệnh giống BPK trong việc thực hiện quản lý tài chính có trách nhiệm. Trách nhiệm giải trình không chỉ là nghĩa vụ của các nhà quản lý tài chính nhà nước mà là một văn hóa phải được xây dựng cùng nhau. BPK cũng sẽ tăng cường phối hợp với Bộ máy giám sát nội bộ của Chính phủ như một đối tác chiến lược trong kiểm toán việc quản lý và trách nhiệm giải trình tài chính nhà nước. Tổng Thanh tra, với tư cách là một cơ quan thuộc Bộ máy giám sát, được kỳ vọng sẽ tối ưu hóa vai trò trong việc giám sát và cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ để quản lý tài chính nhà nước có trách nhiệm hơn, minh bạch hơn và tuân thủ pháp luật./.
 
Yến Nhi – Bé Ngọc
(Theo BPK)

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Namibia: Giám sát lỏng lẻo dẫn đến nhiều khoản thanh toán trùng lặp

Namibia: Giám sát lỏng lẻo dẫn đến nhiều khoản thanh toán trùng lặp

(BKTO) - Bộ Nội vụ, Nhập cư, An toàn và An ninh (MHISS) Namibia vừa qua đã phải thực hiện công tác thu hồi hơn 2,3 triệu đô-la Namibia (khoảng 130 nghìn USD) do nhiều khoản chi bị thanh toán trùng lặp cho các nhà cung cấp dịch vụ cho Chính phủ nước này.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201