Thứ Sáu, 26/4/2024 - 14:38:49 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Ảnh hưởng của Trí tuệ nhân tạo tới nghề nghiệp kiểm toán tại Nhật Bản

THỨ NĂM, 23/08/2018 10:54:00 | KIỂM TOÁN QUỐC TẾ
(BKTO) - Sau sự bùng nổ của trào lưu Dữ liệu khổng lồ (Big data), Trí tuệ nhân tạo (AI) đã xuất hiện và được dự báo sẽ làm thay đổi lĩnh vực kế toán, kiểm toán tại Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới. Liệu AI sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới, việc làm mới hay sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt, thậm chí xóa sổ một số nghề nghiệp nhờ các hệ thống máy tính có trí thông minh hơn cả con người như: nhận thức qua một số giác quan, nhận dạng giọng nói, ra quyết định, dịch ngôn ngữ…?

AI - Thách thức và cơ hội

AI là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính, là trí tuệ do con người lập trình nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Cụ thể, AI giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi với các điều kiện ngoại cảnh tác động vào... 


Ngành nghề kế toán, kiểm toán tại Nhật Bản sẽ chịu tác động lớn bởi những công nghệ liên quan đến AI - Ảnh minh họa

Nhiều chuyên gia hàng đầu Nhật Bản cho rằng, những tiến bộ vượt bậc về công nghệ của AI cùng với sự thâm nhập của trào lưu Dữ liệu khổng lồ và Điện toán đám mây trên toàn cầu sẽ làm giảm nhu cầu nguồn lực trong những ngành đặc thù và thay đổi cơ cấu công nghiệp. Trong thập kỷ tới, một số nghề cần đưa ra phán đoán tư duy như: kiểm toán, xử lý thuế, phụ trách tài chính trong cơ quan tài chính cũng có thể được thay thế bằng AI. Có thể nói, những ngành nghề này có nguy cơ đứng trên bờ vực bị xóa sổ.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác lại cho rằng, viễn cảnh đó khó có thể xảy ra được và không nghề nào bị mất đi. AI xuất hiện sẽ chỉ đóng vai trò là công cụ hỗ trợ đắc lực, góp phần phục vụ con người hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ của mình. Thậm chí, AI sẽ tạo ra vô số công việc mới và mang lại nhiều lợi ích đối với các ngành nghề trong tương lai tại Nhật Bản nói riêng, trên toàn cầu nói chung.

Những thay đổi tiềm tàng trong kế toán, kiểm toán

Môi trường kế toán, kiểm toán tại Nhật Bản được dự đoán chắc chắn sẽ có những biến đổi đáng kể nhờ có công nghệ liên quan đến AI, mạng lưới Vạn vật kết nối internet (IoT), Điện toán đám mây…

Cho dù nhiều chuyên gia vẫn chưa chấp nhận rằng, máy móc với AI và những công nghệ hiện đại sẽ dần thay thế, thậm chí thống trị con người. Thông qua kết quả những cuộc cách mạng công nghệ những năm gần đây mang lại, chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng, môi trường bao quanh mỗi DN sẽ đón nhận những thay đổi mang tính đột phá.

Trong giao tiếp kiểm toán, việc trao đổi các chứng từ và dữ liệu vốn đơn giản nhưng tốn nhiều công sức chắc chắn sẽ thay đổi cách thức, từ việc gửi - nhận trong môi trường mà DN và kiểm toán viên được tách biệt về mặt vật lý sang một môi trường mà cả 2 bên được kết nối với nhau thường xuyên. Do đó, liên kết dữ liệu giữa DN và kiểm toán viên cũng sẽ thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, công nghệ Điện toán đám mây có thể giúp các kiểm toán viên nắm bắt hết được lượng dữ liệu khổng lồ của mỗi DN.

Quá trình kiểm toán các báo cáo tài chính truyền thống thường xem xét các sự kiện kế toán trong quá khứ, tuy nhiên, với sự hỗ trợ của những công nghệ hiện đại nói trên, thời điểm thực hiện kiểm toán có thể chuyển từ quá khứ sang hiện tại. Điều này đặc biệt mang lại nhiều lợi ích cho các DN, giúp họ luôn cập nhật được tình hình tài chính của DN, sớm phát hiện và kịp thời xử lý những sai sót nếu có chứ không phải chờ đến nhiều tháng sau, thậm chí nhiều năm sau, từ đó sớm vạch ra các kế hoạch kinh doanh trong tương lai.

Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của các công nghệ hiện đại, không chỉ các kế toán viên, kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề mà cả các chuyên gia phân tích dữ liệu, các chuyên gia về công nghệ thông tin cũng ngày càng có nhiều vai trò hơn trong quá trình kiểm toán các báo cáo tài chính. 

Ông Yabe Makoto (Công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Nhật Bản) cho rằng, quyết định của con người vốn chứa đầy mâu thuẫn, nên cho dù các công nghệ có tiến bộ đến chừng nào thì những quyết định đó khó có thể được giải thích bằng mô hình. Hoạt động kiểm toán trong tương lai cần những con người vừa có khả năng chuyên môn cao về kế toán, kiểm toán, vừa có thể ứng dụng những công nghệ hiện đại như: AI, tự động hóa nhờ công nghệ Internet vạn vật, Điện toán đám mây…

THANH XUYÊN
(Nguồn: Tổng hợp)
Theo Báo Kiểm toán số 34 ra ngày 23/8/2018

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Namibia: Giám sát lỏng lẻo dẫn đến nhiều khoản thanh toán trùng lặp

Namibia: Giám sát lỏng lẻo dẫn đến nhiều khoản thanh toán trùng lặp

(BKTO) - Bộ Nội vụ, Nhập cư, An toàn và An ninh (MHISS) Namibia vừa qua đã phải thực hiện công tác thu hồi hơn 2,3 triệu đô-la Namibia (khoảng 130 nghìn USD) do nhiều khoản chi bị thanh toán trùng lặp cho các nhà cung cấp dịch vụ cho Chính phủ nước này.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201