Thứ Hai, 29/4/2024 - 14:45:20 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Tiếp tục mở rộng, phát triển thị trường xuất khẩu lao động

THỨ NĂM, 19/01/2017 09:40:00 | HỘI NHẬP QUỐC TẾ
(BKTO)- Với những con số ấn tượng, xuất khẩu lao động (XKLĐ) là 1 trong 10 hoạt động nổi bật của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) trong năm 2016. Kết quả này là cơ sở để ngành LĐ-TB&XH tiếp tục mở rộng, phát triển những thị trường giàu tiềm năng.


Năm 2016, cả nước có trên 126 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Ảnh: TS
 
3 năm liền XKLĐ vượt mức 100 nghìn người/năm

Điểm nhấn trong hoạt động XKLĐ của Việt Nam năm 2016 là đã tập trung đẩy mạnh thực hiện các giải pháp ổn định, phát triển thị trường XKLĐ; trong đó, đã ký kết và đang từng bước triển khai một số Hiệp định và Thỏa thuận về hợp tác lao động mới với các nước tiếp nhận lao động như: Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ tại Australia; Hiệp định hợp tác lao động Việt - Lào; Thỏa thuận phái cử và tiếp nhận lao động giữa Việt Nam và Thái Lan.

Đặc biệt, việc ký lại Bản Ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS vào ngày 17/5/2016 giữa Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc sau gần 4 năm bị gián đoạn đã mở ra cơ hội đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS cho nhiều người lao động Việt Nam. Trong năm 2016, ngành LĐ-TB&XH đã tổ chức 2 kỳ thi tiếng Hàn để tuyển chọn 2.100 lao động ngành sản xuất chế tạo, 1.300 lao động ngành ngư nghiệp và giới thiệu cho chủ sử dụng Hàn Quốc lựa chọn trong nửa đầu năm 2017.

Bên cạnh đó, ngành LĐ-TB&XH cũng đã tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất tại các DN đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; triển khai các biện pháp chấn chỉnh hoạt động đưa thực tập sinh sang làm việc tại Nhật Bản, lao động giúp việc gia đình tại Ả Rập Saudi… 

Nhờ việc thực hiện các biện pháp trên, năm 2016, cả nước đã có trên 126 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đạt 126% kế hoạch và tăng 9,6% so với thực hiện năm 2015. Đây là năm thứ ba liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100 nghìn người/năm.

Một số địa phương có số lao động đi làm việc ở nước ngoài cao như: Nghệ An (trên 16,6 nghìn người), Hải Dương (trên 14,2 nghìn người), Hà Tĩnh (trên 11 nghìn người), Thanh Hóa và TP. HCM (trên 10 nghìn người)… Năm qua, những thị trường trọng điểm, truyền thống vẫn tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam như: Đài Loan (trên 68 nghìn người), Nhật Bản (gần 40 nghìn người), Hàn Quốc (gần 8,5 nghìn người), Ả Rập Saudi (trên 4 nghìn người)... 

Chú trọng phát triển thị trường XKLĐ cả về lượng và chất

Kết quả trên là cơ sở để ngành LĐ-TB&XH đặt mục tiêu đưa 105 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó tiếp tục tập trung phát triển các thị trường trọng điểm như Đài Loan, Hàn Quốc. Đặc biệt, nhiều thị trường mới như Thái Lan, Australia... sẽ được triển khai sau khi các hiệp định và thỏa thuận về hợp tác lao động được ký kết. Việt Nam cũng tiếp tục đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Đức, Nhật Bản theo các chương trình đã ký kết. Bên cạnh đó, hướng tới mở rộng các thị trường XKLĐ, Bộ LĐ-TB&XH sẽ đàm phán, ký kết Thỏa thuận hợp tác lao động với  Israel và một số nước khác. 

Đáng lưu ý, thời gian tới, Việt Nam sẽ ưu tiên, đẩy mạnh đưa lao động có trình độ, lao động đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài. Hiện tại, Dự án Hỗ trợ đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có chương trình Hỗ trợ đào tạo lao động trình độ cao đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận quốc gia hoặc theo các hợp đồng cung ứng giữa DN Việt Nam với đối tác nước ngoài đang được triển khai. Đặc biệt, Đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025” sẽ được nghiên cứu hoàn thiện để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, để thực hiện các mục tiêu trên và hướng tới phát triển bền vững thị trường XKLĐ, tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 của ngành LĐ-TB&XH mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu phải quyết liệt chấn chỉnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực XKLĐ bởi phát triển hoạt động XKLĐ không chỉ tạo cơ hội việc làm cho người lao động mà còn xây dựng hình ảnh của một đất nước. 

Như vậy, nâng cao chất lượng lao động chính là một trong những yếu tố then chốt góp phần giúp Việt Nam mở rộng, phát triển thị trường XKLĐ một cách bền vững. Nhận thức rõ điều này, năm 2017, cùng với việc đề ra các mục tiêu phấn đấu, ngành LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động; chấn chỉnh hoạt động đưa người lao động sang Đài Loan, Nhật Bản, Ả Rập Saudi; đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp giảm lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc… Đây là những việc làm thiết thực nhằm góp phần phát triển thị trường XKLĐ cả về lượng và chất.
THÀNH ĐỨC

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

42% doanh nghiệp châu Âu sẽ tăng vốn đầu tư vào Việt Nam

42% doanh nghiệp châu Âu sẽ tăng vốn đầu tư vào Việt Nam

(BKTO) - Dù trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn và niềm tin bị giảm sút, song vẫn có 42% doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho biết sẽ tăng vốn đầu tư trong những tháng cuối năm 2022.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201